Ghé Narita - cảng hàng không danh tiếng của Nhật
TTO - Với những chuyến bay dài, nếu thích Nhật, hãy ghé chọn tuyến qua Narita để được một lần ngắm nhìn cảng hàng không danh tiếng của Nhật Bản.
Một góc mặt tiền sân bay Narita (Nhật Bản)
Với hơn 100 cổng kiểm soát, nhiều người nghĩ rằng “hình như chẳng khi nào Narita có thể sử dụng hết công suất”
Tọa lạc tại Chiba, thuộc phía đông Tokyo, Narita là sân bay nối các chuyến bay Châu Á và Châu Mỹ, là sân bay chuyên vận chuyển hàng hoá lớn thứ 3 trên thế giới.
Tôi có dịp bay quá cảng và dừng chân tại Narita, gần như là một thành phố Nhật thu nhỏ với những phương tiện và dịch vụ hoàn hảo phục vụ cho các hành khách trong những chuyến bay dài.
Trời trưa Nhật nhưng không nắng, hanh hanh trong cái lạnh của xứ Phù Tang. Những hàng quán bày trí phong cách Nhật đầy ấn tượng. Điều khiến tôi ngạc nhiên với tài làm những món ăn giả y như thật 100%. Với kỹ thuật hết sức tinh vi, khó lòng phân biệt, đây chỉ là hàng mẫu cho khách chọn lựa (ảnh).
Với kỹ thuật hiện đại và chất liệu nhựa đặc biệt, những lát cà, lá xà lách hay một con tôm…giống như thật sẽ khiến bạn cồn cào sau chuyến bay dài.
Đối với người Nhật, khi có nhu cầu về dịch vụ, chắc chắn họ sẽ sử dụng cho thật đáng đồng tiền. Và ngược lại, những nhà làm dịch vụ khi đã cung cấp bất kì loại dịch vụ nào thì họ thường cung cấp những điều kiện tốt nhất từ chân tơ đến kẽ tóc.
Thêm một dịch vụ nữa phải nói đến đó là phòng ngủ và tắm. Chỉ cần vài trăm yên, hành khách có thể tắm táp thay đồ cho thoải mái và thậm chí phòng để ngủ nếu lỡ chuyến bay.
Sân bay Narita có hệ thống ghế mát xa, giá 10 phút là 100 yên. Bỏ xu 100 yên vào khe ghế, nhấn nút và hãy nhắm mắt thư giãn.
Đường băng khá thoải mái cho cùng một lúc rất nhiều máy bay đáp xuống. Điều làm nhiều khách dừng chân ngạc nhiên nhất là cứ khoảng 15 phút, các nhân viên điều độ làm việc tại sân bay thay phiên nhau tập thể dục giữa giờ
.
Nếu có tìm hiểu văn hoá Nhật có lẽ điều này không lạ. Bởi lẽ người Nhật vốn xem công việc là niềm vui, rất vui khi có việc để làm, dù là việc nhỏ như đổ rác ở sân bay. 8 giờ tại nơi làm việc là 8 giờ dốc sức cho niềm vui ấy.
Những người quản lý nhìn thấu điều đó. Vì vậy, tất cả nhân viên phải thay nhau cứ 15 phút là phải có sự vận động để thư giãn. Một khách người Mỹ bảo tôi: "Nét văn hoá này rất hay".
Tôi nhìn đồng hồ rồi vội vàng gọi phần ăn nhanh cho kịp chuyến bay kế tiếp; thầm tấm tắc khen dịch vụ hoàn hảo nới đây đối với những ai phải ngồi máy bay trên những chuyến đi dài mệt mỏi.
Sunmi_totoro
http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=420583&ChannelID=481
Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012
Mùa đông thung lũng Tây Bắc-Thứ Hai, 27/12/2010, 07:26

Mùa đông thung lũng Tây Bắc
TTO - Những ngày mùa đông lạnh này, vùng núi cao càng nhiều hấp dẫn dù sương mù dày đặc; sụp tối rất nhanh.
Đoạn đường từ Lai Châu lên Lào Cai, tôi chợt nhớ vài câu trong “Tây Tiến”
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm (…) Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống…”
Mặc dù ngày nay đường xá tuyến Tây Bắc đã được mở rộng, san núi làm đường, nhưng có những đoạn vẫn khiến du khách “lên ruột” như thế với đường quanh co, lúc lên đèo cao, lúc xuống lũng thấp… Hai bên là sườn núi và những bản làng người Thái, người Mông thấp thoáng ẩn hiện. Núi rừng Tây Bắc hùng vĩ và thiên nhiên tuyệt vời hút hồn du khách như thế...
Đường lên Tây Bắc
Dân tộc Dao có Dao Đỏ, Dao Lan Ten, Dao quần chẹt… Đoạn xe dừng dọc đường, một nhóm người dân tộc Dao Lan Ten mang thổ cẩm ra chào hàng. Đồng bào Dao Lan Ten đầu đội nón được đúc bằng nhôm quấn cước đen, phủ lên tấm khăn vuông màu đen.
Bà con khá thân thiện. Có người hỏi cái mũ nhôm bà con mình đang đội có bán không, một bà vui vẻ trả lời ngay: “Bán chứ, một trăm ngàn đồng mới bán”.
Hai bạn trẻ miền xuôi (giữa) bên bà con dân tộc Dao Lan Ten đội nón được đúc bằng nhôm quấn cước đen, phủ lên tấm khăn vuông màu đen
Lào Cai đón chúng tôi tôi trong cái lạnh vùng núi cao. "Mù sương khói" là một cụm từ người dân địa phương dùng để nói về Lào Cai và Sapa vào mùa đông.Những thung lũng xa vắng trong mùa đông lạnh giá, những ngôi nhà xa xa trên các triền đồi, bóng áo chàm thấp thoáng trong những cánh đồng ruộng bậc thang, những cánh đồng vàng rực bông cải... sao mà thi vị quá.
Buổi tối lang thang ra chợ, áo ấm dày cũng không xua đi cái lạnh được nhiều bằng việc ngồi quanh bếp than hồng thưởng thức các món nướng...
Trời lạnh, những món nướng cũng ngon lành hơn
Chợ tình Sapa ngày nay đã được xây mới. Trai gái dân tộc tụ họp mua bán nhiều hơn ngày xưa, đông nhất vào cuối tuần. Đâu đó văng vẳng tiếng “đàn môi” tỏ tình, tâm sự...
Đàn môi
Với người Sài Gòn, khung cảnh và thời tiết Tây Bắc mùa đông sao mà tuyệt vời. Chỉ hơi tiếc nuối một điều là do sự phát triển du lịch vùng cao, nên một số bà con dân tộc chèo kéo du khách…
Phụ nữ dân tộc chỉ đan lát khi rảnh rỗi
Nếu thích săn ảnh, du khách thường lên Bắc Hà, vì phiên chợ ở đây sẽ mang lại nhiều tấm ảnh đẹp từ những bộ váy hoa sặc sỡ mà bà con mặc để đi chợ phiên.
Sặc sỡ chợ phiên
Rời Bắc Hà để vào Bản Phố, nơi những ngôi nhà được làm từ đất, vách đất, sàn đất. Lại nhớ một đoạn thơ:
“Ai đó hát ngất ngư Phố Bản
Lũ nghé tơ nhảy giỡn rộn bờ khe
Ngọn gió quẩn thổi tung viền váy đỏ
Làm ngả nghiêng lơi lả cánh rừng tre".
(Thơ của Nguyễn Khôi)
Có cảm giác dường như thời gian ở đây trôi chậm hơn rất nhiều. Những triền đồi thoai thoải, những luống rau su su, những cụm hoa bạc hà mọc dại… thêm cái lạnh rét mướt nữa, nghe thơm lựng mùi khói bếp bốc lên từ nhà ai đang cời khoai nướng...
Nụ cười hồn nhiên của các em nhỏ người dân tộc
Làng bản yên bình
Chiều sụp tối rất nhanh, sương mù phủ kín đường đi, các con phố vẫn chưa lên đèn. Ánh trăng về tỏa sáng trên các triền đồi. Xa xa và heo hút, có tiếng vợ gọi chồng và đàn con nô đùa bên bếp lửa. Và tiếng chuông leng keng từ cổ một con dê núi nào đó văng vẳng chợt gần chợt xa trong chiều đông lạnh giá...
SUNMI_TOTORO
http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=417504&ChannelID=481
Một lần đến thăm Bảo tàng Field - báo Tuổi trẻ Thứ Bảy, 11/12/2010, 11:35
Một lần đến thăm Bảo tàng Field
TTO - Bảo tàng Field, Chicago (Mỹ) trưng bày rất sống động và đầy đủ. Ngày tôi đến bảo tàng vào đúng thời điểm miễn phí (thông thường phí vào cửa 10 USD).
Phía ngoài Bảo tàng Field
Field luôn có những chương trình và sự kiện xoay quanh việc tạo ra các đề tài để thảo luận trực tuyến, vào thời gian và thời điểm trong tuần, khách tham quan có thể vào cổng tự do. Chính vì thế, ngoài khách du lịch, dân địa phương cũng “năng" đến bảo tàng nhiều hơn.
Nếu ai từng xem bộ phim hài Night of the museum (Đêm bảo tàng) thì khi đến Field sẽ tận mắt chứng kiến sự vĩ đại của các sảnh trưng bày tại bảo tàng này. Khi bước vào cửa, bạn sẽ thấy ngay hình ảnh bộ xương khủng long T-Rex quen thuộc trong phim ảnh. Đây là bộ xương hoàn thiện nhất thế giới được công bố vào ngày 17-5-2000, sau đó hàng triệu người đã kéo nhau đến bảo tàng để được tận mắt chứng kiến bộ xương khủng long này.
Bộ xương khủng long T-Rex
Một hiện vật trong bảo tàng
Cách bàì trí của bảo tàng cũng rất thú vị. Mỗi gian phòng là một thế giới động vật thu nhỏ. Tất cả mẫu vật đều từ vật thật hoặc bằng kích thước 100% thật bên ngoài. Trong “làng bảo tàng” ở Mỹ, Field là một điểm son mà không một du khách nào có thể quên ghé qua.
Cảnh vật bài trí từng khu rất đầy đủ thông tin cho khách tham quan. Qua đó ai cũng có thể nhận thấy ngày nay "tác giả" thu nhỏ dần môi trường sống của động vật hoang dã không ai khác hơn chính là con người.
Con người đốn rừng, san bằng đất đai để mở rộng lãnh thổ. Con người xẻ núi lấy đất đá làm nhà, làm đường… Các loài động vật phải vất vả tìm thức ăn và nơi ẩn trú, mất đi nơi sinh tồn chúng dần chết vì thiếu thức ăn, môi trường sống, sinh sản, dần đi vào nguy cơ tiệt chủng.
Những hiện vật sống động
Sau phần thuyết trình, hầu hết ai cũng thú thật mình trăn trở về những hành động do con người gây ra. Bảo tàng còn đưa ra nhiều thông điệp: bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, bảo vệ nước...
Cô thuyết minh cho biết: “Chúng ta bảo vệ nguồn nước là để bảo vệ sự sống. Ngày nay có quá nhiều nhà máy, cơ sở làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, đặc biệt là mạch nước ngầm. Khí hậu nóng dần lên làm nước biển dâng cao theo tỉ lệ hằng năm, có nguy cơ hòa tan vào nước ngọt, sẽ làm chết biết bao loài thủy sinh và như thế thì sự mất cân bằng sinh thái sẽ xảy ra. Tất cả hệ quả đều tỉ lệ thuận với nhau. Khi đó thì hậu quả thật khó lường”.
Giải thích xong, cô còn kèm theo lời cảm ơn tôi vì đã đặt câu hỏi bổ ích như thế, cho cô ấy cơ hội truyền tải thông điệp này đến khách tham quan.
Ngoài những gian phòng triển lãm mẫu vật, Field còn là bảo tàng về các cư dân. Đặc biệt họ tái dựng cuộc sống - lịch sử của người Indian, thổ dân và cũng là người bản xứ của Hoa Kỳ. Indian là những cư dân thuộc Bắc Mỹ, hay còn được gọi là người Mỹ da đỏ. Bảo tàng tái hiện cuộc sống, săn bắn, trang phục một cách đầy đủ tập trung. Du khách có thể chụp ảnh, ghi hình, mày mò nghiên cứu thoải mái.
Bên trong bảo tàng còn có khu vực dành riêng cho việc chiếu phim 3D, các em nhỏ rất thích khi được xem động vật hoang dã hay cuộc du hành vào các hành tinh xa xôi…
Bài, ảnh: SUNMI_TOTORO
http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=415376&ChannelID=480
TTO - Bảo tàng Field, Chicago (Mỹ) trưng bày rất sống động và đầy đủ. Ngày tôi đến bảo tàng vào đúng thời điểm miễn phí (thông thường phí vào cửa 10 USD).
Phía ngoài Bảo tàng Field
Field luôn có những chương trình và sự kiện xoay quanh việc tạo ra các đề tài để thảo luận trực tuyến, vào thời gian và thời điểm trong tuần, khách tham quan có thể vào cổng tự do. Chính vì thế, ngoài khách du lịch, dân địa phương cũng “năng" đến bảo tàng nhiều hơn.
Nếu ai từng xem bộ phim hài Night of the museum (Đêm bảo tàng) thì khi đến Field sẽ tận mắt chứng kiến sự vĩ đại của các sảnh trưng bày tại bảo tàng này. Khi bước vào cửa, bạn sẽ thấy ngay hình ảnh bộ xương khủng long T-Rex quen thuộc trong phim ảnh. Đây là bộ xương hoàn thiện nhất thế giới được công bố vào ngày 17-5-2000, sau đó hàng triệu người đã kéo nhau đến bảo tàng để được tận mắt chứng kiến bộ xương khủng long này.
Bộ xương khủng long T-Rex
Một hiện vật trong bảo tàng
Cách bàì trí của bảo tàng cũng rất thú vị. Mỗi gian phòng là một thế giới động vật thu nhỏ. Tất cả mẫu vật đều từ vật thật hoặc bằng kích thước 100% thật bên ngoài. Trong “làng bảo tàng” ở Mỹ, Field là một điểm son mà không một du khách nào có thể quên ghé qua.
Cảnh vật bài trí từng khu rất đầy đủ thông tin cho khách tham quan. Qua đó ai cũng có thể nhận thấy ngày nay "tác giả" thu nhỏ dần môi trường sống của động vật hoang dã không ai khác hơn chính là con người.
Con người đốn rừng, san bằng đất đai để mở rộng lãnh thổ. Con người xẻ núi lấy đất đá làm nhà, làm đường… Các loài động vật phải vất vả tìm thức ăn và nơi ẩn trú, mất đi nơi sinh tồn chúng dần chết vì thiếu thức ăn, môi trường sống, sinh sản, dần đi vào nguy cơ tiệt chủng.
Những hiện vật sống động
Sau phần thuyết trình, hầu hết ai cũng thú thật mình trăn trở về những hành động do con người gây ra. Bảo tàng còn đưa ra nhiều thông điệp: bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, bảo vệ nước...
Cô thuyết minh cho biết: “Chúng ta bảo vệ nguồn nước là để bảo vệ sự sống. Ngày nay có quá nhiều nhà máy, cơ sở làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, đặc biệt là mạch nước ngầm. Khí hậu nóng dần lên làm nước biển dâng cao theo tỉ lệ hằng năm, có nguy cơ hòa tan vào nước ngọt, sẽ làm chết biết bao loài thủy sinh và như thế thì sự mất cân bằng sinh thái sẽ xảy ra. Tất cả hệ quả đều tỉ lệ thuận với nhau. Khi đó thì hậu quả thật khó lường”.
Giải thích xong, cô còn kèm theo lời cảm ơn tôi vì đã đặt câu hỏi bổ ích như thế, cho cô ấy cơ hội truyền tải thông điệp này đến khách tham quan.
Ngoài những gian phòng triển lãm mẫu vật, Field còn là bảo tàng về các cư dân. Đặc biệt họ tái dựng cuộc sống - lịch sử của người Indian, thổ dân và cũng là người bản xứ của Hoa Kỳ. Indian là những cư dân thuộc Bắc Mỹ, hay còn được gọi là người Mỹ da đỏ. Bảo tàng tái hiện cuộc sống, săn bắn, trang phục một cách đầy đủ tập trung. Du khách có thể chụp ảnh, ghi hình, mày mò nghiên cứu thoải mái.
Bên trong bảo tàng còn có khu vực dành riêng cho việc chiếu phim 3D, các em nhỏ rất thích khi được xem động vật hoang dã hay cuộc du hành vào các hành tinh xa xôi…
Bài, ảnh: SUNMI_TOTORO
http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=415376&ChannelID=480
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)