Thứ Năm, 8 tháng 11, 2007

Kekka


Thứ Sáu, 16/09/2005, 04:28 (GMT+7)
Kết quả cuộc thi “Mùa hè xanh mãi trong tôi”

Từ trái qua: Trần Phạm Lê Phan, Phi Anh, Cẩm Tú, Thùy Lê - bốn trong số những tác giả đoạt giải phần thi viết - Ảnh: Q.L.
TT - Cuộc thi “Mùa hè xanh mãi trong tôi” do báo Tuổi Trẻ tổ chức diễn ra từ 15-6 đến 15-8-2005 đã nhận được 120 bài viết và 117 ảnh dự thi của các tác giả cả nước (phần lớn là SVHS, cựu chiến sĩ Mùa hè xanh).
Dù cuộc thi chỉ nhận bài viết, nhưng đã có khá nhiều tác giả gửi cả những sáng tác thơ, nhạc dự thi.
Sau bốn đợt bình chọn bài hay, ảnh đẹp nhất, ban giám khảo quyết định tặng giải thưởng chung cuộc cho những bài viết và ảnh dưới đây. Dự kiến lễ trao giải sẽ được tổ chức tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) lúc 9g thứ năm 22-9-2005.
1. BÀI VIẾT:
* Giải nhất: Không có.
* Giải nhì (3 triệu đồng/giải):
-
Nhớ về Khớp - Phi Anh và nhóm chiến sĩ Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM.
* Giải ba (2 triệu đồng/giải):
-
Đắc Nông còn nhớ không... - Nguyễn Đặng Trần Cẩm Tú (sunmi_totoro@...).
* Giải khuyến khích (1 triệu đồng/giải), bốn giải:
-
Nhỏ và Mùa hè xanh - Trần Phạm Lê Phan (ĐH Bách khoa TP.HCM).
-
Những bước chân mùa hè ở An Quy - N.T.N. (Q.1, TP.HCM).
-
Lá thư xanh của mùa hè - Khánh Hiền (garuha_kh@...).
-
Học trò Chưglong của tôi... - Đoàn Vân Quỳnh (Q.8, TP.HCM).
2. ẢNH:
Lê Ngọc Minh - tác giả đoạt giải nhất phần thi ảnh - Ảnh: C.T.V.* Giải nhất (2 triệu đồng/giải):
Trên dòng suối Mơ - Lê Ngọc Minh (Sở VH-TT Phú Yên, Tuy Hòa, Phú Yên).
* Giải nhì (1 triệu đồng/giải):
Ngôi sao mơ ước cho em - Phạm Hoài Ân (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận).
* Giải ba (500.000 đồng/giải):
Những nốt nhạc xanh - Vũ Anh Tuấn (Thành đoàn TP.HCM).
* Giải khuyến khích (300.000 đồng/giải), hai giải:
-
Kể chuyện cùng bé - Ngọc Tuấn (Q.5, TP.HCM).
-
Cùng em đến trường - Lê Ngọc Minh (Sở VH-TT Phú Yên, Tuy Hòa, Phú Yên).
BAN TỔ CHỨC
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=98294&ChannelID=7

Pho mua va xich lo

Thứ Bảy, 09/07/2005, 06:02 (GMT+7)
Phố mưa và xích lô
Minh họa: Nguyễn Ngọc ThuầnTT - Chiều Sài Gòn cuối tuần mưa nhiều. Chạy xe trong mưa, bất chợt gặp một ông cụ đạp chiếc xích lô nép bên hông Nhà hát lớn…
Bỗng nhớ cái ngày biết kết quả đậu đại học. Hôm ấy Sài Gòn cũng mưa lâm râm như thế này, mình và nhỏ H. đèo nhau đi coi kết quả thi, rồi rú réo lên um sùm khi thấy tên cả hai cùng đậu vào một khoa.
Mừng quá rủ nhau đi vòng vòng, ra đến Nhà hát TP, thấy một ông cụ đạp xích lô lạc lõng giữa đường phố ngập tràn xe gắn máy. H. quyết định: gửi xe ở nhà sách gần đó rồi đi bộ qua nhà hát, nhờ ông lão chở hai đứa chậm rãi một chút quanh Sài Gòn - giữa một chiều mưa…
Vừa đi hai đứa vừa trò chuyện với ông cụ. Ông kể: nhà ông ở quận 8, đạp xe mỗi ngày nhiều lắm là 20.000 đồng. Nhưng ông không bỏ nghề được, vẫn cứ thích đạp xe giữa phố phường, có khách hay không cũng được. Ông bảo ông đã gắn bó với nó gần 40 năm rồi, từ hồi còn trẻ như hai đứa… Hiểu thêm một chút về hạnh phúc dung dị của cuộc đời…
Chiều nay Sài Gòn lại mưa như mùa hè năm ấy; cũng trên góc phố thân quen và thật xúc động khi lại gặp một ông lão với chiếc xích lô trong góc Nhà hát lớn - cứ ngỡ ông cụ ngày xưa… Bỗng nhớ quá một chiều mưa hôm nào có một ông lão và “hai con ngông” thả dạo trong mưa tâm sự đủ chuyện…
Sunmi_totoro@...
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=87640&ChannelID=7

Nho qua Ben tre oi

getTimeString('2005/06/21 03:58:00'); Thứ Ba, 21/06/2005, 03:58 (GMT+7)
Cuộc thi
"Mùa hè xanh mãi trong tôi":
Nhớ quá Bến Tre ơi!
TT - Chắc chắn với nhiều bạn, tiếng ve không chỉ là chia tay mà còn là hội ngộ - cuộc hội ngộ Mùa hè xanh trên những vùng đất xa trong màu áo xanh tình nguyện.
Tôi nhớ lần nhận quân về xã Phú Khánh, Thạnh Phú, Bến Tre (tôi được cử làm đội trưởng), thầy hiệu trưởng Huỳnh Thế Cuộc bắt tay chúng tôi thật chặt: “Chúc các em chân cứng đá mềm”.
Và Bến Tre đồng khởi đón chúng tôi bằng một cơn mưa. Chiến sĩ bảo nhau: “Khởi đầu tốt đẹp đây!” và nhanh chóng phân đều quân về các ấp. Mấy đứa con gái xuýt xoa với một con đường đẹp như tranh với hàng sao chạy dài hai bên ở Phú Hòa. Nhưng xuýt xoa chốc lát thôi bởi ngay tuần đầu tiên, chúng tôi đụng ngay với bao nhiêu công việc ngồn ngộn; trong cái nắng chói chang buổi sáng nhưng lại mưa tầm tã buổi chiều.
Mưa mặc mưa, nắng mặc nắng, những chiếc nón tai bèo SV tình nguyện vẫn cứ xanh mát trên những cánh đồng làng, đường làng để dựng nhà, lên lớp ôn tập hè cho những em nhỏ miền Tây chân chất, ham học, ánh mắt mở to trước bài giảng của các “thầy cô chiến sĩ”… Chúng tôi hướng dẫn các em cả những bài hát Mùa hè xanh, và cứ cuối buổi học, tiếng hát “tựa đàn chim tung bay trên những nhịp cầu tre...” vang vọng cả trường làng.
Nhớ hôm tổ chức thi vẽ tranh, tranh các em toàn vẽ những đồng lúa, mái nhà tranh, đàn gà… dù chưa “kỹ thuật” như tranh một số bạn nhỏ TP lắm nhưng chúng tôi rất vui khi các em đã rất thật với tác phẩm của mình. “Chào buổi sáng, chúc bà con một ngày mua may bán đắt…” là lời chào mỗi sáng của chúng tôi với cả tấm lòng của mình gửi đến bà con.
Một tháng tình nguyện ngỡ dài nhưng lại trôi nhanh như cơn mưa rào Sài Gòn. Về với phố xá thị thành mà bỗng thèm gói mứt dừa của má Tư, đòn bánh tét của má Hai... Bến Tre ơi, thấm qua câu thơ: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi đất bỗng đã hóa tâm hồn”.
Hóa tâm hồn rồi Bến Tre ơi sau những ngày ra đồng nắng chói chang bắc cầu cùng bà con; dầm mưa vác gạch xây nhà để rồi tối về các chiến sĩ thay nhau xoa dầu cho những vết bầm tím. Nhớ nếp nhăn của mẹ; nhớ con đường hàng dừa lầy lội hằng ngày chiến sĩ đi bộ 5 cây số ra và về để dạy học cho bọn trẻ; nhớ cả những gói mì tôm làm canh...
Thằng Phúc con trai mà cứ luôn miệng “về thành phố rồi làm sao còn thấy má Hai lụi cụi cà ràng nấu cơm chiều trong những ngày mưa dầm dề của tháng bảy... đây”. Còn tôi, có lẽ sẽ không bao giờ quên được hình ảnh má Tư lụi cụi xe đạp xiêu vẹo trên đường trong nước mắt chạy theo một đoạn tạm biệt những đứa con chiến sĩ Mùa hè xanh của các má.
Sunmi_totoro
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=84534&ChannelID=7

“Đắc Nông còn nhớ không...” và “Về với buôn làng”


Thứ Tư, 29/06/2005, 03:37 (GMT+7)
Bài hay, ảnh đẹp nhất đợt đầu tiên:
“Đắc Nông còn nhớ không...” và “Về với buôn làng”
Nguyễn Đặng Trần Cẩm Tú
TT - Sáng 28-6, ban giám khảo cuộc thi
“Mùa hè xanh mãi trong tôi” (báo Tuổi Trẻ tổ chức) đã bình chọn và trao giải cho bài viết hay và ảnh đẹp nhất của hai tuần qua.
Đó là bài viết
“Đắc Nông còn nhớ không...” - tác giả Nguyễn Đặng Trần Cẩm Tú (ảnh, sunmi_totoro@...) và bức ảnh “Về với buôn làng” tác giả Hoàng Trọng Dũng. Trị giá giải thưởng mỗi tác phẩm được bình chọn là 500.000 đồng.
Được biết, Cẩm Tú hiện là sinh viên năm 4 khoa Đông phương chuyên ngành tiếng Nhật Trường ĐH Ngoại ngữ - tin học TP.HCM, đã ba mùa hè là chiến sĩ Mùa hè xanh, dù là con gái một trong gia đình. Từ miền Tây đến cao nguyên, Tú đã là đội trưởng, chỉ huy phó chiến dịch của trường...
Với Cẩm Tú, mặt trận gây ấn tượng nhất là Đắc Lắc - Đắc Nông vào hè năm 2002, quân của bạn đã góp phần thay đổi thói quen đi vệ sinh “rong” của đồng bào M'Nông ở xã Đắc Ha, sản phẩm của cánh quân của Cẩm Tú là 10 hố xí tự thiết kế, tự thi công. Các bạn còn vận động bà con khôi phục đội văn nghệ cồng chiêng, đặt tên là đội Rừng Xà Nu.
Được biết, bài dự thi của Tú đã được đăng và Tú đã nhận được rất nhiều thư chia sẻ của các cựu chiến sĩ từng “đóng quân” ở Tây Nguyên...
TỐ OANH

DakNong con nho khong


Thứ Tư, 15/06/2005, 05:57 (GMT+7)
Bài dự thi
"Mùa hè xanh mãi trong tôi"
Đắc Nông còn nhớ không...
Trẻ thơ Tây nguyênTT - Tôi đang lúng túng không biết nên làm gì với mùa hè đầu tiên trong đời sinh viên của mình. Nghe nhỏ bạn rủ, tôi cùng nhỏ bạn sắp xếp hành lý đi Mùa hè xanh ở huyện Đắc Nông, Đắc Lắc (nay là tỉnh Đắc Nông).
Nhóm tôi ở khoa Đông phương, về xã Đắc Hà, nghe nói là một trong những xã đẹp nhất. Mấy đứa con gái đứa nào cũng háo hức...
Thời gian một tháng với Mùa hè xanh, chúng tôi đứa nào cũng đen đi vì cái nắng hanh hanh núi rừng dễ ăn vào da. Hằng ngày chúng tôi chia nhau khi thì tuyên truyền về vệ sinh, khi thì dạy học, đóng bàn ghế trường học, làm xích đu...
Còn nhớ mãi câu nói của già làng hôm chúng tôi đề nghị đào hố xí: “Đây là đất của tau, tau muốn đi đâu đó thì đi. Có heo rừng dẹp sạch cả”. Câu trả lời của già làm cả lũ cười... méo miệng. Mấy đứa con gái lè lưỡi, bảo nhau “né” thịt heo. Thế là trong lịch công tác của chúng tôi sẽ thêm phần làm hố xí và hướng dẫn bà con sử dụng.
Vậy đấy, có biết bao chuyện phải làm. Đám SV tình nguyện dần quên nỗi nhớ nhà. Một buổi chiều sắp kết thúc chiến dịch, quay về lại thành phố, ngồi nghỉ bên bờ sông, tôi chợt nhớ mình mang theo từ Sài Gòn một trái sao xoay. Tôi thả lên trời, trái sao xoay tít trong gió rồi rơi xuống mặt nước. Sài Gòn đôi khi cũng lãng mạn trong cái náo nhiệt. Tôi thích đi trên những con đường cứ tháng tư về sao xoay bay bay trong gió. Trông cứ như mưa hoa, thật đẹp.
Tôi đã mang theo và gửi trái sao lại vùng rừng núi thân thương này. Những ngày đã trải lòng mình cùng đồng bào, tôi mới thấy nỗi buồn của mình chỉ là hạt bụi nhỏ trong cuộc sống. Ở đây tôi tìm thấy sự thanh bình trong từng thớ đất chúng tôi cuốc lên, trong từng gàu nước mát trong quay lên từ giếng nước. Từ “Đắc” trong tiếng dân tộc M'Nông vốn có nghĩa là “đất, mảnh đất” mà.
Đêm về, chúng tôi hành quân bộ 16km từ làng ra huyện. Đi trong mưa bụi lất phất và ánh đuốc. Bỗng đâu cảm giác như sống được cái thời ông cha ta chống giặc. Hai bên là núi rừng đêm, vực thẳm. Chúng tôi đi, mặc trời mưa, đuốc hết dầu lại châm thêm. Có lẽ suốt cuộc đời tôi mãi mãi không quên cái đêm đi theo ngọn đuốc sáng giữa rừng.
Ra đến huyện đã 0 giờ, chúng tôi được sưởi ấm bằng những tô cháo nóng mà ủy ban chiêu đãi chiến sĩ. Rồi hát hò giao lưu, tổng kết ngay trong đêm để sáng hôm sau về thành phố.
Tạm biệt nhé Đắc Nông thân yêu. Sẽ nhớ lắm những cơn mưa rừng, những khi bên nhau, một đứa bệnh thì y như là cả đội đêm đó thức suốt canh chừng. Nhớ lắm lũ học trò H’Mai, H’ Nơ... chiều đoàn chiến sĩ chuẩn bị hành quân, tất cả cứ ôm chặt lấy chúng tôi mà khóc...
Chương trình hết rồi, chúng tôi bảo “chúc bà con về ngủ ngon”. Bà con vẫn không về, và chúng tôi lại tiếp tục hát, hát trong giọt nước mắt. Dân làng kéo đến, người cho củ khoai, người cho nhành lan... Còn mế, ôm vào lòng nước mắt mế rơi lã chã, bảo rằng về thành phố đừng quên mế.
Xe chạy... bỗng đâu nước văng vào mặt... Ồ, hóa ra mình đã khóc từ lâu, cùng cái nắm tay sau cùng của anh K’Tang...
sunmi_totoro@...
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=83583&ChannelID=7

Khuc tinh lang sai gon

Thứ Bảy, 04/06/2005, 06:37 (GMT+7)
Tản mạn cuối tuần
Khúc tĩnh lặng Sài Gòn
Minh họa: Nguyễn Ngọc ThuầnTT - Người ta thường ví Sài Gòn như những cô gái Sài Gòn, chợt mưa rồi chợt nắng, cười đó rồi nước mắt rơi.
Ai nói Sài Gòn chỉ là nơi ồn ào náo nhiệt, có những không gian riêng rất tĩnh lặng ở Sài Gòn. Một góc phố im ắng, một gác chuông chùa tịnh tâm, một quán cà phê tĩnh lặng ven đường dù dòng người bên ngoài vẫn cứ náo nhiệt ồn ào khói xe.
Sài Gòn không “vô tâm” như bao người thường nghĩ; vẫn còn nhiều, nhiều lắm những tấm lòng san sẻ với nhau - nơi người ta không trông thấy. Những đứa con của Sài Gòn đi đâu rồi cũng mong quay về.
Có ông cụ, bà cụ phiêu bạt tận phương nào cũng mong tìm về Sài Gòn để nghe lại cái âm thanh ồn ào của những chiếc xe máy trên đường.
Đã bao lần tiễn bạn mình xa Sài Gòn, tôi trở thành một Sài Gòn an ủi vỗ về trước chuyến chia tay. Người Sài Gòn không mau quên như người ta vẫn nghĩ, có lẽ nó ẩn náu đâu đó trong góc riêng của mình.
Người Sài Gòn vẫn nhớ, vẫn chờ...
sunmi_totoro@
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=81932&ChannelID=7

To` he- giua pho Saigon


Lai xach may anh, cung nho Trang gia` dao vai vong qua cac con duong trung tam cua Saigon. Nhop nhip, dong vui... nhat la khu Diamond plaza,nhung hinh anh giang sinh duoc trang hoang ngay cua ra vo, dong nghet nguoi la nguoi chen nhau cho^.p va`i buc hinh ki niem.
Toi chot to`mo` va` bi cuon hut theo nhip tay thoan thoat cua nguoi ban con To` he-kieu do choi cua tre em o lang que Bac bo. con To` he con duoc goi la hinh anh van hoa cua dan gian Vietnam.
Chat lieu bot nep, duoc nau chin, nhoi cho deo, roi tron mau...Anh Hien - ( nguoi trong buc anh sunmi chup tren) cho biet: gia dinh anh ke tu ngay vao saigon lap nghiep, da la`m va ban To` he hon 10 nam roi. Toi hoi: vi sao anh khong chon mot nganh nghe khac ma lai di lam To he nhu cha anh da tu`ng? Anh Hien tra loi: vi yeu thich cai nghe nay, nhat la khi cam tren tay cuc bot nep, co the tao hinh bat ki theo su tuong tuong cua mi`nh...Chi voi gia 3.000/ con, ban co the mua ve de tren ban hoc hoac ban lam viec,con to` hese kho cu'ng lai va de rat lau.
Cam on anh, vi trong cuoc song hoi ha,hien dai dan lap het cho cua truyen thong, nhat la nhung gia tri van hoa cua ngay xua, cam on gia dinh anh da giu vai tro luu giu va phat trien van hoa.Co nhung gia tri truyen thong ma` thiet nghi xa hoi can khuyen khich duy tri. bon con nit dang choi tung tang gan diamond, thay toi va Trang mua,chung cung keo bo me vo doi mua cho duoc con pikachu hay con nemo.

Hoc tieng Nhat wa nhung cau chuyen ngan


おならを我慢すると 排泄は人間の欲求の一つですが、どうしても我慢しなくてはならない場合はありますよね?女性なら男性以上に気を使うし、特に電車などの密閉された空間ならなおさらです。 さて、おならと我慢すると不思議なことに出したい欲求がおさまります。この時、おならはどこに行ってしまうのでしょうか? おならは我慢していると、尿に溶け込んでおしっこと共に排出されるか、血液に吸収されて肺呼吸で体の外へ排出されるんですって! 呼吸と共に排出される場合、臭みはどうなっているでしょうね?おなら Địt, cái rắm排泄(はいせつ) Bài tiết欲求(よっきゅう) Nhu cầu sinh lý我慢(がまん)する Chịu đựng, nín気(き)を使(つか)う Để ý, giữ ý密閉(みっぺい)する Đóng kínなおさら Hơn nữaおさまる Mất đi, được đè nén尿(にょう) Nước tiểuおしっこ Tiểu, đái (Từ con nít dùng)肺呼吸(はいこきゅう) Sự hô hấp bằng phổi, thở bằng phổi.Bài 1 Nếu nín đánh rắm thì...? Bài tiết là một trong những nhu cầu sinh lý của con người nhưng cũng có lúc bắt buộc phải nín. Nhất là nữ thường giữ ý hơn nam, đặc biệt là trong không gian kín như xe điện lại càng phải giữ ý hơn nữa.  Thế thì, nếu nín đánh rắm thì nhu cầu sinh lý muốn thực hiện đó sẽ biến mất một cách đáng kinh ngạc. Lúc đó, cái rắm sẽ mất vào đâu? Nghe nói nếu nín đánh rắm, cái rắm sẽ tan vào nước tiểu và theo cùng nước tiểu ra ngoài, hoặc là sẽ được hấp thụ vào máu và được thải ra ngoài cơ thể theo đường thở qua phổi. Không biết khi được thải ra ngoài bằng đường thở, mùi hôi của nó sẽ như thế nào?
2 お粥の法則 風邪をひいたり体調がよくない時の食事は、消化が良いという理由からお粥が定番となっていますが、本当にお粥は消化が良いのでしょうか? お粥は、良く噛まずに飲み込んでしまうため、唾液中の消化酵素とうまく混ざり合わないし、水分を多く含むため、胃液は薄められ、胃の働きが鈍くなってしまうから、本当は消化が良くないそうです。お粥 おかゆ Cháo法則 ほうそく  Qui luật, phép tắc消化 しょうか Tiêu hóa定番 ていばん Món thường xuyên, món thường dùng噛む かむ Nhai飲み込む のみこむ  Nuốt唾液 だえき Nước miếng消化酵素 しょうかこうそ  Men tiêu hóa混ざり合う まざりあう   Trộn lẫn với nhau, hòa trộn với nhau 胃液 いえき Men dạ dày鈍い にぶい Kém, yếu, không linh hoạt2 Qui luật của cháo.  Đồ ăn khi bị cảm hay khi cơ thể yếu đi thì có cháo là món thường được dùng vì lý do là tiêu hóa tốt. Có thật là cháo có khả năng tiêu hóa tốt hay không? Cháo thường không được nhai mà được nuốt, do vậy sẽ không hòa quyện tốt được với men tiêu hóa có trong nước bọt, và do cháo có nhiều nước nên men dạ dày sẽ bị nhạt đi và dạ dày sẽ làm việc kém hơn. Do vậy cháo không tốt cho tiêu hóa.

Nhung cau chuyen ve noel, qua tang mua giang sinh

Trước 2000 năm Chúa giáng sinh, các dân tộc trên thế giới đều có những ngày lễ khác nhau vào tháng 12. Ở Ägyptern/ Egypt mừng sinh nhật Horus, Ấn Độ mừng chúa Ánh sáng (Lichtgotte), người La Mã cổ mừng ngày hội Saturnalien. Tất cả các quốc gia có nhiều lễ lộng lẫy riêng biệt. Năm 217 Đức Giáo Hoàng Hyppolist ngài chọn 25.12 là ngày Chúa giáng sinh và qua các mùa Vọng.
Mùa Vọng (Advent) đầu tháng 12, các trung tâm thương mãi bán hàng Giáng sinh và năm mới, những cây thông bằng nhựa treo đèn màu, kết hoa đỏ, hình sao... trang điểm cho hàng quán thêm rực rỡ. Trước các công sở, hãng xưởng những cây thông kết đền sáng lung linh. Mọi người đang mong chờ ngày Chúa giáng trần.
Danh từ Mùa Vọng bắt nguồn từ tiếng La Tinh "Adventus", có nghĩa là đến. Ngay từ thời Cựu Ước, nhân loại đã mong đợi Đấng Cứu Thế ra đời.. Đức Chúa cha đã để con Một của ngài là Chúa Giêsu Kitô xuống thế làm người tại Belem cách đây hơn 2000 năm. Ngài đến trong mầu nhiệm Giáng sinh của Giáo hội. Ngài đến để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Ngài ban cho chúng ta những ân sủng.
Lễ Giáng sinh là ngày quan trọng, nên người ta thường dành thì giờ về sum họp gia đình, tặng qùa trong đêm Thánh vô cùng, ăn «Réveillon». ở Đức nghỉ việc từ chiều 24, 25 và 26 tháng 12. Sau ngày Gáng Sinh những cửa hàng, siêu thị trở nên vắng lặng, các hàng bán pháo bông đủ loại cho đến chiều 30 tết. Nhiều người đi trượt tuyết ,đón giao thừa ở vùng núi cao, hay một thành phố xa lạ nào đó. Ngược lại người Việt theo phong tục Á Châu rất trọng 3 ngày Tết thường ở nhà đón xuân, vui chơi với gia đình, bà con họ hàng.
Vòng hoa Mùa vọng
Vòng hoa mùa vọng có bốn cây nến mang màu của phụng vụ : 3 cây màu tím tượng trưng cho sám hối và một cây màu hồng dùng cho chúa nhật thứ 3, mùa vọng nói lên niềm vui như Thánh Phao lô kêu gọi: Hãy vui lên... vì Chúa đang đến! ánh nến tượng trưng cho sự chờ đợi và hy vọng vào ngày Chúa đến.Vòng hoa mùa vọng với cành lá xanh tượng trưng cho sự sống muôn đời. Hạt giống, trái hồ đào dùng để trang trí trên vòng hoa tượng trưng cho sự sống lại và những hoa trái tiêu biểu cho lương thực dồi dào của đời sống Kitô hữu.
Thứ bảy đầu tháng Adventsonntag đốt cây nến số 1, vào bửa ăn tối trong mùa vọng gia đình thường thắp nến.. Những cây nến này sẽ thắp trong suốt mùa Giáng sinh. 4 cây nến tượng trưng một trong bốn ngày thứ bảy tuần lễ đợi Chúa sinh ra đời. Vào đêm Giáng sinh, tất cả cành lá có thể đổi mới và đổi 4 nến màu thành nến trắng, tượng trưng cho Chúa Kitô. Vòng hoa mùa vọng với bốn cây nến cũng tượng trưng cho cuộc chiến của các Kitô hữu chống lại bóng tối của đời sống. Phong tục tốt đẹp này mới có từ thời gian gần đây. Thần học gia Tin lành Johann Wichern tại Hamburg vào năm 1838 đã thắp lên mỗi ngày trong mùa Vọng một cây nến và cắm trên một giá gỗ hình tròn. Vào ngày lễ Giáng Sinh căn phòng rực sáng với ánh nến. Ánh sáng nến tượng trưng cho Chúa Kitô, ánh sáng trần gian. Các năm sau đó người ta trang trí bức tường nhà bằng những nhánh thông xanh. Năm 1860 người ta cũng trang trí khung gỗ tròn bằng những cành thông, 28 cây nến gom lại còn 4 cây tượng trưng cho 4 tuần. Và thế là vòng hoa mùa vọng được phát sinh. Đầu tiên phong tục này được các gia đình Tin lành thực hành,sau đó vòng hoa mùa vọng được treo trong nhà thờ Công giáo năm 1925 tại Köln. Từ năm 1935 các vòng hoa mùa vọng trong gia đình cũng được làm phép. Phong tục này đã phổ biến từ miền Bắc nước Đức và ngày nay đã lan truyền đến nhiều nơi trên thế giới.
Sinh hoạt thay đổi từ đầu tháng 12, tại Ðức tất cả siêu thị thứ bảy mở cửa đến 20 giờ (khác Hoa kỳ mở cưả luôn cuối tuần). Các chợ (Weihnachtsmarkt/ Chriskindlmarkt) không bán các loại hoa mai, hoa anh đào như chợ tết Việt Nam dù có nhập cảng nhưng vì thời tiết lạnh các loài hoa đó không thể nở hoa..phần lớn trong mùa Gíang sinh và Tết có chợ bán thông xanh cao đến 2m50, (Weihnachtsbaum/ Christmas tree)
Ngày 6/12 nơi nhà trẻ, trường tiểu học, các siêu thị lớn Nikolaus/ ông già Noel thường xuất hiện phát kẹo cho trẻ em, Ông già Noel mang túi lớn bằng vãi chứa kẹo chocolade, trái cây cho trẻ em và cả khách hàng kèm theo quảng cáo với những chiếc bong bóng tròn đủ màu, Ngày nay đôi khi các cô xinh đẹp làm Nikolaus hay làm một Thiên thần đi bên cạnh Ông già Nikolaus chống gậy
Ông già Giáng Sinh Père de Noel /Nikolaus/ Santa Claus/Sinterklass/ Nikola
Hình ảnh quen thuộc nhất trong mùa Giáng Sinh là ông già Noel mà ai cũng biết. Ông mặc quần áo đỏ, đội mũ đỏ kiểu xứ lạnh, đi giầy đen, tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết. Nikolaus có từ thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch. Ông chào đời tại quận Patara thuộc phần đất của Thổ Nhỉ Kỳ, sau khi được phong thánh mới có tên là Nikolaus. Từ 6 tháng 12 xuất hiện Nikolaus ,nhưng phải phân biệt Nikolaus và Weihnachtsmann.
Vào thế kỷ thứ 10 từ đời nữ Hoàng Thephanu gốc Hy Lạp, là vợ Hoàng Ðế Otto II của Ðức để nhớ thánh Nikolaus nên từ năm 1555 tại Ðức nguời ta may áo quần màu đỏ, đội tóc trắng, mang râu, giả làm Nikolaus ,hình ảnh Nikolaus xuất hiện trở lại với ý nghiã mang tình thương đến với mọi người. Weihnachtsmann xuất hiện từ năm 1933 do quảng cáo của hãng Coca Cola. Hình ấy được thấy trên màn ảnh Tivi suốt muà Giáng Sinh
Ông già Noel theo tiếng Pháp Père de Noel, tiếng anh Santa Claus, tiếng Hòa-Lan Sinterklass.Theo tài liệu trước khi được phong thánh ông Nikolaus là người giầu có, nhân từ. Vào đêm Giáng-Sinh, ông được Thiên chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con. Ông biến những giấc mơ của họ thành sự thực, bằng cách mua quà bánh để biếu những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ.
Có tài liệu cho biết, ông già Noel được phong Giám mục vào thế-kỷ thứ 3 sau TL. Sau khi được phong thánh, Nikolaus trở thành người đỡ đầu của các thương nhân, thủy thủ và trẻ con. Ông qua đời vào ngày 6/12 không nhớ năm. Ngày 6/12 hàng năm để tưởng nhớ lại hình ảnh người đạo đức, giàu lòng nhân từ bác ái . Hình ảnh người mặc áo màu đỏ của Nikolaus thuở nào, đến từng nhà có trẻ con thăm viếng, chia bánh kẹo trong đêm Giáng Sinh.
Theo truyền thuyết ông già Noel trở lại trần gian, theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để đồng tiền hay bánh kẹo vào trong chiếc vớ hay chiếc giày cho trẻ con treo gần giường ngủ hay lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng Sinh. Bởi thế Cha mẹ thường mua qùa bỏ vào đôi vớ để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà
Ngôi sao Giáng Sinh:
Các ngôi sao 5 cánh thường xuất hiện rực rỡ đủ mầu sắc trong mùa Giáng sinh, các nhà thờ đều có treo vô số ngôi sao 5 cánh. Một ngôi sao to lớn được treo ở chỗ cao nhất của tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, treo đèn lồng và kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt, theo tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ . Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm còn nhìn thấy. Từ các vùng phía Đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp Chúa Từ đó ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng đến căn nhà nhỏ. Đúng như lời tiên tri của ông Simêong „Hài nhi nầy sẽ trở nên ánh sáng soi cho muôn nước„ Theo tục Đông phương thăm với qùa tặng Ba Vua quì lạy dâng lên Chúa Hài Đồng các phẩm vật trầm hương và châu báu vàng bạc.
Ngôi sao Holley trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng Sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng Sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng Đế
Cây thông
Mùa Đông lạnh lẽo chỉ có cây thông xanh tươi có thể sống với khí hậu băng giá. Để có sự hoà hợp con người và thiên nhiên từ năm 1660 người Đức dùng cây thông xanh tươi, có mùi thơm tràn đầy nhựa sống, trang điểm thêm đèn, các lọai trái châu màu, ... ở nhà và nhà Thờ trong mùa Giáng sinh. Cho đến thế kỷ thứ 19 được thế giới biết đến.
Hang đá và máng cỏ
Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Để nhớ lại hình ảnh nghèo khổ của Chúa lúc mới ra đời, đem thân để chuộc tội cho nhân loại.
Ðêm 24/12 các Giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số Thiên thần, thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh bớt chìến tranh nghèo đói và độc tài
„ Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Belem ánh sáng tỏa lan tưng bừng nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng. Ðàn hát (réo rắt tiếng hát) xướng ca dư âm vang xa. Ðây Chuá Thiên Toà Giáng sinh vì ta..Người hỡi (hãy kíp bước tới) Đến xem 8 nơi hang Be Lem). Ôi Chúa Giáng sinh khăn thấp hèn. Nửa đêm mừng Chúa giáng sinh ra chốn gian trần. Người đem ơn phúc xuống cho muôn dân lầm than...“

mua cua yeu thuong ve`


Chieu saigon vao dong cung nhon nhip khac thuong. Cu`ng kc di mot vong, lam le ma'y anh tren tay. cha`, khong khi noel tran ngap cac duong pho. Cac cua hieu dang gap rut trang tri cua ra va`o. Nhung hinh anh than quen nhu ong gia` noel, con tuan loc, cay thong xanh...xuat hien khap noi...
Mua yeu thuong lai ve. Ve cu`ng nhau suoi am lo`ng nhau.

Pho mua dong

Heo may, gió đông lai ve. Có con chim bo cau nho, bay luot tren bau troi day may xam. Co cai lành lanh cua chom dong sang nay. Co hat suong khuya con dong tren cua so nha ai. Mua dong lai ve roi! Khap pho phuong nhon nhip cai khong khi cuoi nam, cai mua day ap yeu thuong tim ve ben nhau.
Chuc cho bon minh mai ben nhau. Giong cuoi trong veo hoa chung, bay vut len khong trung....