Đi Kam về mãi khá lâu rồi, nhưng vẫn chưa " bắt mạch" để ngồi viết lại. Thông thường đi đâu về là cảm hứng viết và up hình ngay. Chẳng hiểu sao với Campuchia lại ít có hứng thú. Nhưng thôi, vẫn phải làm cái việc đáng ra phải làm từ lâu rồi.
Angkor Thom - Thom trong tiếng Kam có nghĩa là heart, center. Như vậy nghĩa của Angkor Thom là gì thì không cần giải thích lại.

Kể từ khi được Unesco công nhận là kì quan thế giới thì dân du lịch kéo đến đây nhiều hơn.

Với diện tích 9km vuông, đền được xây dựng từ thế kỉ 12, giai đoạn cực thịnh của đế chế Chămpa. Nhưng sau đế chế Champa sụp đổ thì quần thể đền đều bị che phủ bởi rừng rậm và người ta đã quên lãng nó đi.

Mãi cho đến khi những nhà du hành mạo hiểm tìm ra, rất may, chỉ một phần nào đó kiến trúc bị thời gian phá huỷ. Hầu như các viên gạch và tượng đài còn khá nguyên vẹn.

Những vũ công đang nhảy múa điệu Apsara, điệu nhảy gợi tình với những cái xoắn tay cực dẻo và uốn hông điệu nghệ. Điệu múa Apsara còn là biểu hiện của sự vui vẻ, thịnh vượng đối với dân tộc Chămpa.

Phù điêu khắc hình ảnh Gadura - vị thần nửa mình người, đầu chim.

Những cây cột trong đền được chạm khắc khá tinh vi, những chi tiết rất nhỏ và kỹ xảo. Thể hiện lửa và thần Shiva ngồi trong lửa. Chămpa thờ thần Shiva - vị thần của sự huỷ diệt.

Những phù điêu khắc trạm hình ảnh cung nữ Chămpa. Có người bảo rằng có thể phân biệt được cung nữ chưa chồng và đã có chồng qua những nét chạm khắc. Tuy nhiên, do không phải là người nghiên cứu sâu về vấn đề này nên tôi lướt qua vậy.

Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon, thần 4 mặt. Điều này cũng thể hiện qui mô của công trình. Tất cả là những viên đá ong, chẻ đều nhau và sắp xếp. Sau đó các thợ thủ công sẽ khắc đầu chạm trổ. Đúng là một kì công. Để xây dựng ngôi đền như thế này, ắt hẳn phải cần nhiều công - của cả một đế quốc thời bấy giờ.

4 mặt quay về 4 hướng - theo quan niệm của người dân - tượng 4 mặt là thần canh giữ 4 hướng. Do từ rất xa xôi, khu vực này rất hoang vu.Nhưng! Phải mất một thời gian nghiên cứu lâu năm sau này qua các các bia ký còn sót lại mới biết được tượng mặt người huyền bí trên các tháp của Bayon là bodhisattva Avalokitesvara Samanthamukha biểu tượng cho vua Jayavarman VII. Angkor Thom được Jayavarvan VII xây dựng sau Angkor Wat gần 100 năm.

Những gạch đá ngổn ngang. Nhưng với người Kam, mỗi 1 viên đá đều chứa đựng nhiều quyền năng trong đó. Vì vậy cho dù đá bị vỡ, họ vẫn nhặt nhạnh gom đống lại.

Trên một số các bệ đá làm nền chung quanh tháp Bayon ở tầng một là các điêu khắc tuyệt tác. Những bức tranh phù diêu tạc trên đá mô tả rất sống động cảnh diễn hành của vua và hoàng gia, trận thuỷ chiến giữa quân Khmer, Chàm, Xiêm, các người Hoa buôn bán, sinh hoạt ở chợ. “Khi nhà vua ra khỏi điện, binh lính đi dẫn đầu; kế đó là cờ, biểu ngữ và âm nhạc. Cung nữ, từ ba đến năm trăm, mặc y phục trang trí hoa, hoa cài trên tóc, cầm đèn cây trên tay, và tạo thành một đội. Ngay cả lúc ban ngày, đèn cầy vẫn được thắp đốt. Kế đó là những tỳ nữ, mang giáo và khiêng, nhóm hộ hệ vua, xe kéo bởi dê và ngựa, làm bằng vàng đi kế tiếp. Các quan lại và hoàng tử ngồi trên lưng voi, và đằng trước họ, người ta có thể thấy từ xa, hằng hà sa số gọng dù màu đỏ. Sau họ là vợ và các nàng hầu của vua trong cáng, xe keo, trên lưng ngựa và lưng voi. Họ có hơn một trăm lọng trang trí bằng vàng. Sau họ là nhà vua, đứng trên lưng voi, cầm gươm thiêng. Ngà voi được bao bọc bằng vàng..

Thành phố nằm trên bờ hồ Tonle Sap, cách hồ khoảng 1/4 dặm. Cổng phía Nam của Angkor Thom nằm cách thành phố Siem Reap 7,2 km về phía Bắc, cách cổng vào đến Angkor Wat 1,7 km về phía Bắc. Các bức tường thành (cao 8 m, dài 3 km, bên ngoài là hào nước) bao quanh một khu vực rộng 9 km². Tường thành được xây bằng đá ong với bờ công sự trên đỉnh. Tại mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, có một cổng thành. Các con đường dẫn từ các cổng thành thẳng đến đền Bayon tại trung tâm thành phố. Do bản thân Bayon không có tường hay hào của riêng mình, các nhà khảo cổ học giải thích rằng các tường và hào của thành phố đại diện cho núi và biển bao quanh Núi Meru của Bayon (Glaize 81). Một cổng khác — Cổng Chiến thắng — nằm cách cổng phía Đông 500 m; con đường Chiến thắng chạy song song với con đường phía đông để dẫn tới Quảng trường Chiến thắng và Cung điện Hoàng gia ở phía Bắc Bayon

Trừ đền Bayon, tất cả các di tích chính đều nằm tại phía Tây hoặc phía Đông của Quảng trường Chiến thắng. Tính từ Nam tới Bắc, các di tích này là Baphuon, Sân Voi, Phimeanakas và Cung điện Hoàng gia, Sân Vua Cùi, Tep Pranam và Preah Palilay; ở phía Đông, Prasats Suor Prat, đền Khleang phía Nam, đền Khleang phía Bắc và Preah Pithu.

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét