Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Đà Nẵng


Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4, sau HCM - HN - Hải Phòng. Nguồn gốc từ "ĐÀ NẴNG". Là biến dạng của từ Chăm "DAKNAN". Theo tài liệu của cụ Bố Thuận (nhà nghiên cứu Chăm, gốc Phan Rí, sống vào đầu thế kỷ XX) thì chữ DAK có nghĩa là nước (Chăm cổ), NAN là rộng, lớn, hoặc già. Địa danh DAKNAN hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông (sông lớn hoặc sông già - cửa sông Hàn bây giờ). Người Việt phiên âm ra thành Đà Nẵng. Vào thời Pháp thuộc (và trước đó), địa danh Đà Nẵng thường được gọi là Tourane.

Sự qui hoạch tốt, phân bố tốt mang lại không gian thoáng cho thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên vẫn còn cái rất tệ! Là trung tâm các khu công nghiệp đầu tư nhiều, nhưng sân bay Đà Nẵng đến nay vẫn chưa cải thiện về diện tích- cung cách phục vụ. Hải quan sân bay còn rất chảnh, nhân viên hàng không của khu vực này còn mang ý nghĩ cục bộ, chưa thấy tinh thần phục vụ khách hàng có gì thay đổi.

Đà Nẵng giá cả cũng mắc mỏ, hải sản không ngon bằng các vùng miền trung khác. Từ trung tâm thành phố có những điểm tham quan như: bãi tắm Mỹ Khê ( đến năm nay thì đã bị rớt hạng, không còn là bãi tắm đẹp nhất thế giới theo bình chọn của Forbs nữa). Chùa Linh Ứng, bảo tàng Chămpa.


Một điểm đến không thể bỏ qua là Bà Nà. Đỉnh đồi với kỉ lục cáp treo dài nhất thế giới, được gọi là Đà Lạt của miền trung.

Một ngày hưởng trọn không khí của 4 mùa: xuân-hạ-thu-đông. Mùa xuân bắt đầu từ buổi sáng đến độ 9h. Mùa hạ bắt đầu từ 10h sáng đến 2h chiều. Mùa thu bắt đầu từ 2h chiều đến 5h chiều. Và 6h tối trở đi sẽ là mùa đông. Nhiệt bộ ban đêm có thể xuống tới 14 độ.

( hoa biể tượng cho Bà Nà)
Lòng vòng đà nẵng thì chỉ có vậy. Kể cả khu du lịch Bà Nà này cũng thế! khách đến cũng có người khen người chê. Nhưng cái đáng kể tới là thái độ phục vụ du khách của những người ở đây. Anh phó tổng Giám Đốc cty GK nói với tôi rằng" nếu họ độc quyền mà phục vụ thái độ như vậy thì khách không đến nữa. Khi là đơn vị cung cấp dịch vụ độc quyền mà phục vụ tốt thì mới đáng kể".

Nói chung, làm dịch vụ cần sự chu đáo, không phải lấy tiền rồi là xong. Không phải độc quyền thì có quyền la mắng khách. Tư duy vẫn chưa thay đổi!
Từ Đà Nẵng đi ra vài chục km, thì còn có Ngũ Hành Sơn và làng đá non nước, cũng nên tham quan.

Làng đá non nước.

Đà Lạt


Nằm trêm cao nguyên Lâm Viên, Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho.

Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sỹ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20.


Nội dung trên: wikipedia


Ngày nay du khách đến với Đà Lạt hầu như quanh năm. Bởi cứ hè trời nắng nóng, Đà Lạt đón biết bao lượt khách. Khí hậu quanh năm mát mẻ, cũng là lợi thế phát triển các loại hoa ôn đới.

Rất nhiều nhà vườn đáng để tham quan như: vườn hoa Minh Tâm, vườn hoa thành phố....


Những điểm tham quan trong thành phố:
1. Đồi mộng mơ: 05 Mai Anh đào.
2. Thung lũng tình yêu: cạnh đồi mộng mơ
3. Thác Đatanla, thác D'ambri, thác Pongour
4. Suối vàng Dankia
5. Biệt thự Trần Lệ Xuân: 2 yết kiêu.
6. XQ sử quán
7. Nhà thờ chánh toà: đường Trần Phú, Domain: 01 Ngô Quyền.
9. Thiền viện Trúc Lâm, đi cáp treo Robin sang hồ Tuyền Lâm: đèo Pren
10. chinh phục đỉnh Langbiang
11. Dinh vua Bảo Đại: 1,2,3
12. Crazy house: 3 Huỳnh Thúc Kháng
13. nhà ga Đà Lạt: 01 quang trung.
14. làng hoa Trại Mát
15. chợ đêm Đà Lạt: ngay trung tâm hoà bình.
16. chùa Linh Sơn: 120 nguyễn văn trỗi.
17. chùa Linh Phước:120 tự phước.
18. dạo Hồ Xuân Hương bằng xe đạp đôi

Lễ cưới Việt Nam - Vietnamese wedding ceremony

Ngày nay lễ cưới của người Việt cũng đã giản lược đi ít nhiều những phong tục và tục lệ cổ xưa. Do giới trẻ ngày nay cũng dần có xu hướng Âu hoá. Tuy nhiên, vẫn không thể mất đi hình ảnh và nguyên tắc của một lễ hỏi cưới truyền thống.

Mâm bánh buồng cau. Trầu cau mang điển tích nhắc nhở lòng thủy chung của đôi trai gái. Gia đình cô dâu sẽ biếu lại nhà trai một phần lễ vật, số còn lại đem chia thành gói nhỏ, biếu họ hàng, bạn hữu để báo tin con mình đã đính hôn.

Phong tục cưới hỏi mỗi miền mỗi khác. Theo tục lệ, nhà trai phải gửi tiền " chợ" cho nhà gái trước hôm làm lễ, để nhà gái có tiền chuẩn bị cho ngày làm lễ. Thông thường được gọi là " lễ dạm ngỏ" hay còn gọi là " lễ hỏi". Lúc đó gia đình 02 bên gặp nhau để thống nhất luôn ngày giờ và trở về công bố cho hai họ cùng bạn bè.

Trước ngày cưới chừng 1 tháng. Cô dâu và chú rể đi chụp ảnh ghi lại những khoảnh khắc yêu thương. Cùng theo đó là may chiếc áo dài cưới thật vừa vặn trang nghiêm để mặc trong lễ cưới, quỳ lại trước bàn thờ gia tiên. Ba mẹ chồng - vợ hai bên cũng sắm sửa cho mình những bộ lễ phục đẹp và đứng đắn. Ngày xưa thì áo dài khăn đống. Ngày nay thì các ông thường sắm veston cho trịnh trọng, các bà thường may áo dài hoa văn.

ễ rước dâu
Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành từng đoàn, có cụ già cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ vật.


Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ rồi cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu đứng sẵn để cùng với chú rể lạy trước bàn thờ, trình với tổ tiên.

Sau đó hai người cùng bưng trầu ra mời họ hàng. Bố mẹ cô dâu tặng quà cho con gái mình. Có gia đình cũng lúc này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái chung vui. Khách nhà trai cũng được mời vào cỗ. Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.


Sau lễ rước dâu, cả hai họ cùng chia vui với cô dâu và chú rể, hai nhà hợp thành một. Tình thông gia trao qua những chum rượu nhỏ.

Một số nơi còn lưu truyền rất khắt khe, phải đầy đủ các lễ: lễ tơ hồng, lễ trải giường tân hôn, lễ lại mặt, lễ cheo...
Lễ tơ hồng
Cả hai họ cùng ngồi ăn uống xong, tất cả ra về, trừ người thân tín thì ở lại. Họ chờ cho cô dâu chú rể làm lễ cúng tơ hồng. Người ta cho rằng vợ chồng lấy được nhau, là do ông Tơ bà Nguyệt trên trời xe duyên cho. Cúng tơ hồng là để tạ ơn hai ông bà này. Lễ cúng tơ hồng đơn giản nhưng rất thanh lịch, không có cỗ bàn nhưng có rượu và hoa quả. Có thể cúng trong nhà, mà cũng có thể cúng dưới trời . Ông cụ già cầm hương lúc đón dâu, hoặc ông cụ già cả nhất của họ hàng, chứng kiến buổi lễ. Lạy cụ tơ hồng, rồi hai vợ chồng vái nhau (gọi là phu thê giao bái). Các đám cưới quý tộc thì việc tổ chức có quy cách hơn.

Trải giường chiếu
Xong lễ tơ hồng, thì cô dâu chú rể cùng mọi người vào phòng cô dâu. Trong lúc này trên chiếc giường cưới đã có sẵn đôi chiếu mới úp vào nhau. Bà mẹ chồng, hoặc một bà cao tuổi khác, đông con nhiều cháu, phúc hậu, hiền từ, sẽ trải đôi chiếu lên giường, trải cho ngay ngắn, xếp gối màn cẩn thận.
Lễ hợp cẩn
Đây là buổi lễ kết thúc đám cưới tại nhà trai. Trước giường có bàn bày trầu rượu và một đĩa bánh. Loại bánh này gọi là bánh phu thê (sau này ta đọc thành bánh xu xê). Ông cụ già đứng lên rót rượu vào chén rồi mời đôi vợ chồng cùng uống, phải cùng cạn chén, cùng ăn hết cái bánh - chỉ co hai vợ chồng, không chia cho ai, không để thừa.
Mọi người ra ngoài, để hai vợ chồng cùng tâm sự. Ở một số nhà khá giả, thiên về hoạt động văn hoá, thì những bạn bè văn chương chữ nghĩa với chàng rể còn mang hoa, thắp đền sáng rực trong phòng hợp cẩn. Họ cũng ca hát, gây tiếng động, hoặc vỗ tay, đập các khúc gỗ vào nhau. Do đó mà sau có chữ động phòng hoa chúc.
Lễ lại mặt
Cũng gọi là ngày nhị hỉ, lễ cưới xong, sáng hôm sau, hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà gái, mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi, lơn. Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình. Ở một số trường hợp nếu xảy ra chuyện gì mà nhà trai không bằng lòng sau đêm hợp cẩn, thì lễ nhị hỉ lại có những chuyện không hay. Nhưng trường hợp này rất hiếm.
Lễ cheo
Lễ cưới Việt Nam còn có một hiện tượng độc đáo, đó là lễ cheo. Lễ cheo có thể tiến hành trước nhiều ngày, hoặc sau lễ cưới một ngày. Lễ cheo là nhà trai phải có lễ vật hoặc kinh phí đem đến cho làng hay cho xóm có con gái đi lấy chồng. Lễ cưới là để họ hàng công nhận, lễ cheo là để xóm làng tiếp thu thêm thành viên mới, tế bào mới của làng. Thật ra đây cũng là thủ tục như bây giờ chúng ta đăng ký ở Uỷ ban. Song người Việt không cho đó chỉ là thủ tục, mà là một lễ nghi hẳn hoi. Người theo chữ nghĩa sách vở thì gọi lễ cheo này là lễ lan nhai (nhiều người đọc ra là lễ lan giai). Lan nhai có nghĩa là tiền nộp cheo cho làng khi nhà trai đến đón dâu ở nhà gái.
Cách thức tổ chức, trình tự tiến hành của một đám cưới Việt Nam ngày xưa là như vậy. Những đám cưới theo kiểu mới hiện nay, theo phong trào, theo quan niệm mới (thật ra thì chưa thành quan điểm), ta cứ làm mà thực ra thì chưa ưng lắm. Gần đây đời sống của ta có tươi hơn, chuyện xã giao, chuyện theo đà cũng rầm rộ hơn, khiến cho nhiều người biết là không ổn mà vẫn cứ phải theo những kiểu cách phô trương (có cả trục lợi).

Ngày nay sau khi làm lễ rước dâu về nhà trai, các cặp đôi thường ra nhà hàng, đãi một tiệc chung bà con hai họ, cùng bạn bè đồng nghiệp. Chung vui cùng một tiệc. Như vậy rút ngắn được nhiều lề thói phiền phức và cổ hũ. Cũng như tiết kiệm chi phí cho một lễ cưới ở Việt Nam.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

Nhà thờ núi


Cái tên " nhà thờ Núi" có lẽ gần gũi và dễ nhớ hơn là " Nhà thờ chánh toà Kito". Người ta gọi là nhà thờ Núi vì nhà thờ xây dựng trên núi cao, nằm ngay trung tâm thành phố Nha Trang.

Ngày 5 tháng 7, 1957 Giáo phận Nha Trang chính thức được thành lập từ việc chia tách Giáo phận Qui Nhơn nhưng mới chỉ là giáo phận tông tòa. Ngày 24 tháng 11, 1960, Giáo Phận Nha Trang mới được nâng lên hàng giáo phận chính tòa, lúc này, Nhà thờ Nha Trang được chính thức được chọn làm nhà thờ chính tòa của giáo phận, họ đạo Nha Trang trở thành giáo xứ Chính Tòa. Nhà thờ này được xây dựng theo phong cách kiến trúc nhà thờ phương Tây. Nhìn tổng thể, công trình có bố cục chắc khỏe với những khối lập thể nhỏ dần từ thấp vươn cao, nổi bật giữa trời xanh. Ðiểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ mặt đường.

Ngày 3 tháng 9, 1928, nhà thờ được khởi công xây dựng trên một mõm núi nhỏ, có tên là núi Bông, độ cao khoảng 12 mét. Khoảng 500 trái mìn đã được sử dụng để tạo mặt bằng trên đỉnh núi.

Ngày 14 tháng 5, 1933, trong lễ thánh Jeanne d'Arc, nhà thờ được cung hiến và khánh thành. Cha Louis Vallet chọn Chúa Kitô Vua làm Bổn Mạng Nhà thờ
Ngày 29 tháng 7 năm 1934, Ðức Khâm Mạng Toà Thánh Dreyer làm phép quả chuông đặt tên hiệu là Têrêxa Hài Ðồng Giêsu, do bà tín đồ ở Sài Gòn dâng tặng. Tháp chuông được khánh thành vào ngày 3 tháng 12 năm 1935.
Ngày 24 tháng 10, 1945, linh Mục Louis Vallet qua đời. Thi hài ông được an táng dưới chân núi, bên phải con đường lên nhà thờ.

# 19 tháng 12, 1992, đặt 12 tượng các thánh bao quanh sân nhà thờ: Gioan Tẩy giả, Phaolô, Gioakim, Anna, Máccô, Luca, Banaba, Tổng lãnh thiên thần Micae - Raphaen - Gabrien, Mátta, Maria Mađalêna và tượng Ðức Mẹ cứu vớt các linh hồn.



# 19 tháng 1, 1993, đặt 8 tượng thánh: Stêphanô, Gioan Maria, Vianê, Monica, Cecilia, Anê, Phanxicô Assisi, Anphongsô, Gioan Lasan.
# 9 tháng 9, 1993, đặt 4 tượng: Chúa Kitô Phục Sinh, thiên thần hộ thủ, thánh Máctin Porét và thánh Ðaminh.
# 17 tháng 3, 1994, sửa nền hang đá Ðức Mẹ, đặt lại tượng thánh Bécnađét.

Bên trong nhiều cột đá được sắp xếp theo phong cách các nhà thờ Châu Âu, mái chóp vòng cung. Những cột đá được khắc vẩy, khô sơn, để nguyên màu đá.

Nhiều ý kiến cho rằng, tuyến đường sắt chạy sát cạnh nhà thờ đã gây chấn động, làm ảnh hưởng rất lớn đến sự vững chắc của nhà thờ