Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Phnom Penh


Phnom Penh còn được gọi là Nam Vang, và món hủ tíu Nam Vang có nguồn gốc từ Kam.

Thành phố này có nhiều công trình kiến trúc ảnh hưởng kiến trúc Pháp và nhiều công trình đặc sắc của kiến trúc Khmer. Dân số: hơn 1 triệu người.

Stupas trước Wat Phnom

Hay còn gọi là bục đồng hồ. Có kim ngắn và kim dài, chạy khá đúng giờ.

PP không vui bằng SiemRep dù có Nagaworld

Bên ngoài Nagaworld, bạc bịp, mất đi nhiều hơn được.

Mặc dù khách đến PP đông, nhưng 10h tối là đường xá vắng hoe. Chỉ một vài tụ điểm là đông, bar cũng khá vắng.

Thời tiết ở PP khá giống Sài Gòn. đang nắng thì đổ mưa. Mưa ào ào gió giật phăng cả bảng hiệu quán bar, nhưng xong là tạnh ngắt!

Đến Kam người ta bảo ăn thử món bún mắm bò hốc. Nghe thấy ghê ghê, nhưng ăn cũng tàm tạm thôi, không ngon, mùi vị theo kiểu...Kam, chắc không hợp khẩu vị!

Chợ trung tâm mới xây lại, khang trang hơn nhưng còn vắng

Bán đủ thứ, áo quần, quà lưu niệm. Cứ phải trả giá hăng say vào!

Siem Reap

Hay còn được gọi là " Xiêm bại trận". Thuộc tây bắc của Kam, nơi tập trung nhiều quần thể Angkor. Và còn nhiều thứ chưa khám phá hết SR chỉ trong một ngày.

Thành phố nhỏ nhưng mát mẻ ởi bao quanh là rừng, cây cối và phân bố dân cư còn thưa thớt.

Trung tâm của Siêm Rệp có nhiều hàng quán theo đủ loại phong cách.

Cũng có bảo tàng nhưng chẳng ai đến tham quan

SR đang đầu tư nhiều hơn nữa hệ thống khách sạn/ resort để phục vụ khách du lịch

Những tháng nắng nóng mùa khô, Kam thường xuyên phải cúp điện.

Nhưng Tây ba lô vẫn đến đây, tạo thành phố Tây nhộn nhịp hơn cả khu Phạm Ngũ Lão của chúng ta ở HCM.

Cả con đường này cứ 5h chiều là xập xình. Bar thì mỗi quán 1 kiểu. Có cả quán dành riêng cho dân Gay. Người bt đi 1 mình là nam mà không phải Gay thì không nên vào đây.

Red Piano, quán nổi tiếng không phải vì thức uống ngon mà vì BrattPit và A.Jolie đã từng ghé qua quán này trong chuyến đi Kam.

Thưởng thức lẩu nướng tại chợ đêm.
Thông tin cho bạn
- Tiền riel nên đổi ở khách sạn lớn, ngân hàng hoặc ra Pub street mà đổi. Khi qua cửa khẩu sẽ có rất nhiều cò bám theo dụ khị bạn đổi tiền. Vững tinh thần không đổi nhé. Vì ổi ở đây họ tính tỉ giá mắc, mình bị lỗ đó
- Đ tuk tuk cứ canh quãng đường mà trả giá. 1 xe 4 người, đi từ khu khách sạn ra chợ đêm chỉ 3$/ lượt
- Nói chung cái gì ở đây cũng phải trả giá
- Nên cầm theo namecard của khách sạn, vì tài xế tuk tuk không phải ai cũng...tốt lành. Có khi họ cố tình đi lòng vòng và xin thêm tiền nữa.
- Nên mua khô, quà làm từ cá, lạp xưởng tại SR. Vừa ngon lại vừa rẻ

Cung điện hoàng gia Campuchia

Cung điện Hoàng gia Campuchia ở thủ đô Phnôm Pênh là một tổ hợp các tòa nhà nơi Hoàng gia Vương quốc Campuchia được xây dựng từ hơn một thế kỷ trước để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài, nơi đây còn là nơi diễn ra các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi hoàng gia.

Toàn cảnh cung điện hoàng gia.

Phòng khánh tiết - nơi nhà vua thiết triều.

Cung điện Phochani - nơi biễu diễn các hoạt động nghệ thuật cung đình

Nói chung hoàng cung Campuchia không đặc sắc, nhưng cũng là điểm đến nên đi cho biết.

Tất cả dát vàng giờ chỉ là giả, vàng thật bị đánh cắp hết cả rồi.

Thêm phần vào bên trong cung điện thì không được chụp ảnh ( cái này là Á Đông nên nó vậy, Châu Âu thì cho chụp hết!)

Cho nên chỉ làng xàng chụp ở bên ngoài

Thêm phần cung điện luôn được...làm mới, do đó không có cảm giác...cũ kĩ, giống như mới xây và mới được quét vôi vậy.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Ta Prohm

Đã đến Kam thì phải ghé Ta Prohm, đơn giản vì người ta biết tới Kam từ bộ phim " Tomb rider" do Angelia Jolie thủ diễn quay tại đây.

a Prohm đã bị bỏ quên với điều kiện như lúc mới xây: cảnh cây cối xung quanh phế tích và các khu rừng nhiệt đới bao quanh nó đã khiến nó là một trong những ngôi đền tại Angkor được du khách viếng thăm nhiều nhất.

Chẳng rõ là loại cây gì, nhưng chúng mọc trên đá ong, rễ xuyên qua các khe hở và rồi vô tình rễ lại nối kết đá với nhau.
Đền do vua Jayavarman VII xây dựng năm 1189 dài 1 km, rộng 700 m, tốn 5 vạn lượng vàng, 5 vạn lượng bạc và nhiều đá quý. Sau khi lên ngôi vào năm 1181, Jayavarman VII lao vào một chương trình lớn lao là xây dựng các đền đài. Ta Prohm là một trong những ngồi đền đầu tiên được xây dựng, bia ghi là vào năm 1186. Tên đầu tiên của Ta Prohm là Rajavihara (đền Hoàng Gia). Jayavarman VIIđã xây dựng để tôn vinh hoàng tộc của mình. Hình ảnh nguyên của ngôi đền thể hiện Prajnaparamita, sự thông thái, là mô hình thờ mẹ nhà vua.



Vì sao Thái Lan giàu có? Xin thưa là từ trong cõi xa xăm của lịch sử, quân Xiêm còn được gọi là " giặt cỏ", nhưng lại có đội quân hùng mạnh, chuyên đi cướp bóc của những nước láng giềng. Và Chămpa cũng nằm trong những vương quốc giàu có mà Xiêm nhắm đến. Ta nhìn thấy bức ảnh chính điện với những lỗ chỗ như thế là vì tất cả kim cương đính trên đó đều bị quân Xiêm cạy cướp mất hết rồi! Tương truyền rằng xưa kia làm gì có điện mà thắp sáng vào ban đêm. Thái tử đã cho lắp kim cương ở gian chính này, và những ngày trăng sáng, cả cung điện nguy nga lấp lánh, đến độ bao nhiêu ánh mắt cú vọ xung quanh phải thèm khát.

Kể cả bên ngoài cũng được đục lắp kim cương.

Cây ôm trọn lấy ngôi đền là điểm hấp dẫn buộc du khách phải đến cho bằng được.

Các rễ cây cổ thụ khổng lồ mọc trùm lên những tòa tháp đổ nát khiến kiến trúc của ngôi đền càng thêm kỳ bí. Ngoài ra, đền Ta Prohm còn nổi tiếng với tên gọi Lăng mộ Hoàng hậu: nơi những cây cổ thụ vĩ đại bao phủ nhiều công trình tạo nên những hình thù cổ quái và hấp dẫn. Tại đây còn có một hành lang kỳ bí, đi bên trong nó, nếu đập nhẹ tay lên ngực sẽ nghe được tiếng đập vọng về rất mạnh qua những bức tường thành.


Nhiều cây đang có khả năng bị gãy đổ, do đó ban quản lý cũng đang cố gắng cứu chúng để giữ ngôi đền.

Ta Prohm có ít phù điêu. Một trong các giải thích về sự thiếu hụt này là do các tác phẩm nghệ thuật bị tàn phá gởi những người bài trừ thánh tượng Hindu.

Có tất cả hai đường để vào đền - cả hai cổng đều bắt buộc du khách đi bô để vào rất xa - du khách vào một cổng và ra một cổng - đền rất rộng lớn và đổ nát.

Angkor Wat



Đền Đế Thiên. Angkor Wat cũng thuộc quần thể Angkor, nhưng là điện chính với diện tích 200 ha. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.

Do bị thời gian và thiên nhiên tàn phá nên 02 cây cột 02 bên cùng đã gãy và đang được trùng tu. Hình ảnh angkor Wat được người Kam lấy làm quốc biểu, in hẳn cả đền vào lá cờ nước mình với đủ 05 cột.

Lối vào chính của Angkor Wat là hướng Tây. Vì chủ đích của ngôi đền này muốn tạo cảm giác ức chế khi bước chân vào đền. Nắng chiều chiếu thẳng vào giữa đền, khu vực tường hào và những vị trí đền bên trong cao, phản chiếu cái nắng và nóng. Khu đền gồm 4 tầng nền, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ trụ Mêru" của người Ấn Độ. Vị thần linh được thờ ở đây là thần Viśnu. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại.

Vừa vào cổng là lập tức gặp ngay khu vực ĐỊA NGỤC. Nơi đây là nơi ăn chơi trác táng thâu đêm của vua Khmer khi chinh chiến thắng trận trở về.

Ở giữa là hồ hình vuông. Nghe kể lại rằng, cái hồ này là nơi quan quân làm tình tập thể. Bên dưới hồ có thể thấy nhiều lỗ tròn. Đó chính là nơi gắn nhiều đá quý, kim cương...Sau này khi quân Xiêm( Thái) sang xâm lấn đánh chiếm, đã cạy đi và mang đá quý về nước mình. Chưa kể là những tay săn tìm kho báu ở khắp nơi đổ về lấy đi. Như vậy, khi xây dựng các đền đài thì vương triều Chămpa cũng cạn kiệt tài nguyên hoàn toàn!

Phù điêu các vũ nữ Apsara. Du khách thường sờ vào đầu vú với hy vọng mang lại may mắn và thịnh vượng. Vì vậy mà qua năm tháng, đá còn phải... bóng dưới bàn tay con người ^ ^ Đây là bức phù điêu còn nguyên vẹn nhất, được đăng rất nhiều trên các tạp chí thế giới.

Vị sư này cảm thấy bối rối vì du khách đến tham quan đền quá đông!

đi tiếp vào bên trong, qua 1 cầu thang, ta sẽ đến TRẦN GIAN. Khung cảnh dễ chịu hơn một chút với không gian thoáng. Những tường thành cao chất ngất bằng đá ong và...chạm khắc khắp nơi.

Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc.

Trung tâm của thánh điện là một tòa tháp cao 61m. Muốn đi tới đó phải qua mấy cửa, một bậc thềm cao và một sân rộng. Chung quanh tòa tháp thấp hơn, đó là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc. đây còn được gọi là THIÊN ĐÀNG. Từ trên tháp cao này, có thể nhìn bao quát toàn bộ Angkor Wat.

Những bậc thang đá ong. người ta bảo rằng thần linh đã xây nên Angkor, không thể nào sức người có thể làm được như thế ở thế kỉ 12.

Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83610m².

Đền Angkor là một thành tựu kiến trúc huy hoàng, nó thể hiện một trình độ sâu sắc về thể tích, không gian và sự tổ hợp kỷ hà. Thời bấy giờ, kỹ thuật phong cách kiến trúc còn hết sức giới hạn - việc sử dụng đá lại có tính chất như sử dụng gỗ; những kết cấu có hình bán nguyệt và nóc vòm, là những kỹ thuật mà ta chưa biết - những hiệu quả toàn diện của nó làm cho mọi người phải ngạc nhiên.