
“ canh là món ruột của ta. Phải chăng vì đời sống dân dã của ta chẳng bao giờ đủ thị cá để gắp cho thỏa thích nên ta đã độc chế ra cái món húp xì xụp này?! Mà phải chăng vì lẽ “ chan hòa công xã” nên chỉ một nồi canh mà người ta cùng chan như thế mới dễ hòa vào nhau?” Trâm béo ngâm nga… Con Tú My đặt nồi cơm lên cái bàn gỗ lùn tịt theo kiểu Nhật một cái bịch, tiếp lời con Trang “ cơm Việt Nam hấp dẫn bởi có bát canh suông, một vài cọng rau, vài con tép cho ngọt nước, nghi ngút khói, húp một cái sột….nghe ngọt ngào “. Rồi hai đứa cùng phá lên cười. Trang cận đến 4 đi-ốp, tay cầm cái vá to tướng thò vào nồi canh khua khoắng… Nhóm tụi nó gồm 4 đứa con gái và một thằng boy. Để coi, nhỏ Tú My thì xinh nhất bọn, kẻ luôn bày trò nghịch ngợm. Thu Trang thì lùn lùn, đeo cặp kiếng dày cộp, mặt thì cứ như là … già lắm rồi mà cũng quậy như quỷ. Nhỏ Âu thì ít nói mà nói rồi thì … cũng như vẹt ăn ớt. Nhỏ Quỳnh Trâm luôn là mục tiêu gây cười của nhóm. Vì có khổ người hơi … quá nên tụi nó đặt là Trâm béo. Còn boy kia là Hồng Phong, trong tất cả các bổi đi chơi thì hắn luôn là kẻ “ tay xách nách mang” giỏ - túi cho 4 đứa con gái kia. Chơi vậy mà thân, lọt thỏm vô 4 bông hoa có một thằng boy đôi khi cũng vui vô cùng. Thứ 7, tụi nó rủ nhau về quê Tú My chơi. Ngoài thành viên của nhóm, còn có thêm mấy đứa trong lớp cũng xách ba-lo về theo chơi cho biết. Ngày đi ngày về, đến hôm trở về thành phố do rề rà, bị trễ nên đành phải đi đò nhỏ qua sông. Con sông cũng khá ngắn, chứ không thì… chắc ở lại thêm 1 ngày vì tụi nó sợ chìm ghe như báo chí hay đưa tin. Chuyến đò chiều nay sao mà đông khách quá. Tụi con gái đứng sát nhau rồi mà ông lái đò chưa vừa lòng, hét toáng lên “ xích vô chút nữa cho người ta nhờ với chớ. Đi đứng gì mà cứ dềnh dàng … dềnh dàng …” Đò rời bến, gió sông thổi lồng lộng khiến các chàng nổi máu thi sĩ. Nhỏ Trâm mơ màng:
- c Chừng nào ra trường tụi mình ráng đi làmcó tiền, rủ hết cả lớp mình ra nhà hàng nổi ở Bến Nghé làm một bữa cho biết mùi hỉ ?.. Bữa đó tao sẽ ngồi như vầy nè, xếp bằng như vầy nè, chỉ trỏ như vầy nè ….
Ùm……!! Trâm béo lộn cổ xuống sông. Mãi mơ màng, nàng ta quên đi là đang ngồi ở mạn đò, đang lắc lư theo nhịp đò chứ không phải là nhà hàng. Cả bọn dáo dác trước tình hình nguy cấp của Trâm béo. Vậy mà thằng Phong ngửa cổ cười ha hả … vài phút sau Trâm béo lóp ngóp leo len đò. Một cái lá lục bình dính ở cổ áo làm nó hét toáng vang cả khúc sông vì tưởng là con quái vật nào.
Sáng nay có giờ môn Kinh Tế Chính Trị. Do hôm qua đi chơi về nên đứa nào cũng phê, sáng vào lớp cứ ngáp dài ngáp vắn. Đã vậy vào trễ, chưa có đứa nào kịp ăn gì, bụng đói réo ầm ĩ. Com My chợt nhớ nó có bỏ một xấp bánh tráng vô giỏ hồi sớm, liền lấy ra:
- ê, tụi bây ăn hông? Tao đem theo nè
- Tụi mày ăn vụn ha. Nhỏ Trâm nói vậy chứ tay nó chộp một cái rồi
- Cẩn thận, ổng mà xuống là tiêu. Nhỏ Âu khe khẽ vì họng nó đang đầy bánh tráng
- Béo ghê ha- nhỏ Trang khen tấm tắc
- Ăn vụng mà còn nói chuyện nữa trời ạ - Phong đang viết bài buông bút xuống quay qua nhắc tụi nó. Mấy bà đó, ăn không rủ gì hết á
Con Âu kịp chuyền qua cho hắn một cái bánh. Vừa bỏ vô miệng một góc, vừa nhai một tí, chất sữa trong bánh béo ngoậy, chưa kịp khoan khoái thì …
- Phong, cho thầy biết bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản là gì?
Vội nhét cái bánh đang cầm trên tay vô hộc bàn, miệng ấp úng vì nó đang cố gắng nuốt hết phần còn trong miệng
- Dạ, …dạ…là bóc lột ạ.
- Cho ví dụ coi – thầy nói và đi xuống chỗ 5 đứa ngồi. Mấy đứa con gái quýnh quáng cất xấp bánh tráng vô hộc bàn, trợn mắt nuốt cho hết trong miệng, lỡ ổng hỏi thì .. tiêu đời
- Hơ… dạ… ví dụ đói bụng mà không cho ăn ạ
Cả lớp nãy giờ tập trung chờ câu trả lời, nghe thế tụi nó ôm bụng cười rần rần. còn thằng Phong chỉ biết “ đất ơi mày nuốt tao luôn đi”. Cũng may lúc đó chuông reo hết tiết. Hú vía.
Chiều nay có giờ ngoại ngữ . Con Âu : “ úi trời, chiều nay cúp đi chơiđi tụi bây ạ “ Tú My can ngăn” thôi đi, tụi mình mà nghỉ bữa nữa chắc là nghỉ thi đợt này luôn đó. Tụi bây hổng nhớ là cúp nhiều rồi hả ?” Thằng Phong lên tiếng “ chứ bà không thấy ổng vào lớp sao : mấy em thấy trang này không? Trang bên kia nữa thấy không? Rồi làm hết đi, lát nữa sẽ sửa. Trời ạ!!!” “ Thôi để mua đồ vô ăn vụn đi, cho đỡ buồn ngủ “ – Nhỏ Trang lên tiếng.
Chiều! Tới giờ vào lớp, cũng như mọi ngày. Thầy chỉ số trang và học trò làm bài. Ông thầy như mọi khi, lấy cái radio có headfone ra, mở lên, dò đài rồi ngồi nhịp nhịp theo điệu nhạc cổ điển nào đó, còn không thì thỉnh thoảng lại trợn tròn mắt vì một cái tin thời sự nóng bỏng nào đó. Chiều nay trời nóng quá, cả dãy 4 đứa con gái ngồi, thằng Phong qua bàn kế bên “ ngồi một mình cho đã”. Tự dưng thằng Phong nổi chứng, miệng lẩm nhẩm hát bài “ ngựa ô”. Một giọng ca chưa lên và sắp xuống “ ngựa ô ô…ối a…ngựa ô..ô..”. Hòa cùng giọng hát là tiếng cót két của cái ghế hắn ta đang ngồi. Bỗng “ ầm …” chiếc ghế già không chịu nổi sức nặng của hắn và cường độ đưa đẩy theo bài hát cứ tăng dần … đã quăng hắn xuống đất một cái “ bịch”. Cả lớp cười ầm lên.
Cứ như thế, không ngày nào mà bọn nó 5 đứa lại không có chuyện để kể và để cười.
Thời gian thấm thoát, thấm thoát qua đi. Một cơn gió hây hẩy thổi qua,một cơn mưa điệp vàng rơi…
Mưa lất phất. Năm đứa lững thững đi trên con dốc thoảng mùi hoa dại. Đêm trăng, dù không có gió, nhưng cái lạnh cao nguyên vẫn làm cho mọi người rụt cổ sâu hơn và giấu tay kĩ hơn vào áo.
Nhanh quá! Mới đó mà ra trường đã hơn một năm. Thực hiện đúng lời đã hẹn nhau, sau khi ra trường một năm, cả nhóm sẽ họp mặt tại Đà Lạt. Hình như ra trường rồi đứa nào cũng trầm trầm hẳn đi. Dừng lại ở một quán nhỏ, kêu cà phê. Phong bảo “ cà phê cao nguyên đó, ngon khỏi chê “. Quán chỉ là một khoảng hiên rộng do đôi vợ chồng trẻ làm chủ, bày dăm cái bàn gỗ nhỏ bằng gỗ thông thơm nồng. Cô chủ bê cái khay to, áo len mài đỏ huyết dụ, nở nụ cười rất hiền. Trong khi vợ phục vụ, thì chồng đứng bên chiếc nôi, nựng nịu đứa con quấn dầy một lớp áo ấm. “ Một tổ ấm hạnh phúc” – Tú My nhận xét. Trang nói bâng quơ “ Sài Gòn làm gì được thế này, không khí, khung cảnh…” Cả bọn im lặng thưởng thức cà phê trong chốc lát.
- Nhanh quá tụi bây nhỉ ? – Trâm lên tiếng – từ hồi ra trường tới giờ mới họp mặt nhau đầy đủ thế này.
Ừ, sau ngày làm lễ đến bây giờ đã ngót một năm, cũng gặp nhau, nhưng khi thì đứa này bận, đứa kia vắng, không được đông đủ như vậy. Nhỏ Trang thì đang làm cho công ty săn đầu người, nó học về Kinh – thương mà lại làm nhân sự. Nhỏ Trâm thì lấy chồng được 5 tháng, đang làm cho một nhà hàng khâu dinh dưỡng. Âu thì làm cho công ty lập trình. Thằng Phong thì chia tay với người yêu trước khi thi tốt nghiệp, nên cu cậu đậu không cao lắm, nhưng nhờ học về Design nên đang làm cho một công ty thiết kế. Còn Tú My thì sau khi ra trường làm cho một tòa soạn báo một thời gian, chuyên ngànhtiếng Nhật nên đi phỏng vấn Tổng Lãnh Sự, công ty Nhật…áp dụng được chuyên môn, …nhưng làm hơn nửa năm rồi cũng chuyển, hiện giờ thì đang làm ở bộ phận quản trị nhân sự của một công ty nước ngoài. My còn tính dành thời gian để học thêm về trang trí nội thất.
- Tụi bây còn nhớ cái hôm ăn vụn bị bắt không? – Nhỏ Trang đột nhiên nhắc chuyện cũ.
- Ừ, sao mà quên được chứ
- Tao thấy nhớ hồi đó quá. Tụi bây còn nhờ học giờ Cơ Sở Ngôn Ngữ không. Ngồi một bàn năm đứa, mà thằng Phong cứ canh tụi mình đặt bút xuống viết là nó rung bàn cho 4 đứa mình viết chữ thành con trùn, thật là mắc cười
- nhớ chứ sao không, rồi mấy bà cho tui mấy cái nhéo, tối về bầm tím – Thằng Phong nói lớn
- Đúng là tụi mình cứ như quỷ vậy. Ngày nào vô lớp mà không phá như thế là tối đó về ăn không ngon miệng.
- Tao nhớ nhất là giờ Triết của thầy Bách và giờ Kinh Tế Chính Trị của thầy Phú ghê. Không ngày nào mà tụi mình không bày trò.
Cứ như thế, dưới ánh lửa tí tách thơm mùi nhựa thông, năm đứa thay nhau nhắc lại kỉ niệm của một thời là sinh viên nghịch ngợm. Ngoài sân, ánh trăng đương rắc những mảnh bạc trên tàn lá bóng nhẫy. Hương hoa quyện vào hương cà phê thơm lừng. Hơn 11 giờ, 5 đứa rời quán, trở về nhà nghỉ. Con dốc vắng ngắt. Hoa dại thấp thoáng bên vệ đường, bọn nó đã không nhắc tới hắn, không khéo My lại nhớ và buồn. Cũng may khi nhắc lại những ngày trên giảng đường, những kỉ niệm thời sinh viên trong trẻo ấy, bọn nó đã không nhắc đến hắn, cái điều Tú My sợ đó đã không xảy ra. Nếu khơi gợi lại, My sẽ buồn cho xem. Bất giác trong lòng dậy lên một nỗi ngao ngán … Phía trước mọi người đang tranh luận xem là nên đi tiếp ra chợ đêm Đà Lạt hay là về nhà nghỉ. Ý kiến cuối cùng là ra chợ đêm coi đồ. Tú My bước nhanh lên cho bằng với bọn nó noí “ hôm nào về bọn mình về HUFLIT thôi bọn bây ạ, tao nhớ trường quá” Không đứa nào lên tiếng nhưng cùng lúc gật đầu. gió từ mặt hồ thổi lên lạnh buốt. Bọn chúng lại ầm ĩ cãi nhau về cái cây này không phải là cây bơ, là cây hồng, cây bơ là cây kia kìa …Tú My mỉm cười, miệng khẽ hát một bản tình ca không đầu không cuối…
( sáng tác tháng 11/2003)
* Truyện trên dùng tên của những người bạn thân và những tinh tiết có thật. Nhân ngày kỉ niệm 15 năm thành lập trường Huflit - 26/10 - Thân tặng tất cả những ai đã từng ngồi trên giảng đường Huflit - những ngày chúng ta còn " lang bạt" các chi nhánh: Đông Phương - số 8 Ngô Thời Nhiệm. Ngoại ngữ - 86 Lý Chính Thắng.
J.A.C… thanks e, truyện làm a nhớ HUFLIT, nhớ Sài Gòn, nhớ Việt Nam quá, hichic...
Monday October 29, 2007 - 11:23pm (EST) Remove Comment