Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

ĐÊM CAO NGUYÊN

Tác giả: sunmi_totoro ( sunmi nguyen)

“ canh là món ruột của ta. Phải chăng vì đời sống dân dã của ta chẳng bao giờ đủ thị cá để gắp cho thỏa thích nên ta đã độc chế ra cái món húp xì xụp này?! Mà phải chăng vì lẽ “ chan hòa công xã” nên chỉ một nồi canh mà người ta cùng chan như thế mới dễ hòa vào nhau?” Trâm béo ngâm nga… Con Tú My đặt nồi cơm lên cái bàn gỗ lùn tịt theo kiểu Nhật một cái bịch, tiếp lời con Trang “ cơm Việt Nam hấp dẫn bởi có bát canh suông, một vài cọng rau, vài con tép cho ngọt nước, nghi ngút khói, húp một cái sột….nghe ngọt ngào “. Rồi hai đứa cùng phá lên cười. Trang cận đến 4 đi-ốp, tay cầm cái vá to tướng thò vào nồi canh khua khoắng… Nhóm tụi nó gồm 4 đứa con gái và một thằng boy. Để coi, nhỏ Tú My thì xinh nhất bọn, kẻ luôn bày trò nghịch ngợm. Thu Trang thì lùn lùn, đeo cặp kiếng dày cộp, mặt thì cứ như là … già lắm rồi mà cũng quậy như quỷ. Nhỏ Âu thì ít nói mà nói rồi thì … cũng như vẹt ăn ớt. Nhỏ Quỳnh Trâm luôn là mục tiêu gây cười của nhóm. Vì có khổ người hơi … quá nên tụi nó đặt là Trâm béo. Còn boy kia là Hồng Phong, trong tất cả các bổi đi chơi thì hắn luôn là kẻ “ tay xách nách mang” giỏ - túi cho 4 đứa con gái kia. Chơi vậy mà thân, lọt thỏm vô 4 bông hoa có một thằng boy đôi khi cũng vui vô cùng. Thứ 7, tụi nó rủ nhau về quê Tú My chơi. Ngoài thành viên của nhóm, còn có thêm mấy đứa trong lớp cũng xách ba-lo về theo chơi cho biết. Ngày đi ngày về, đến hôm trở về thành phố do rề rà, bị trễ nên đành phải đi đò nhỏ qua sông. Con sông cũng khá ngắn, chứ không thì… chắc ở lại thêm 1 ngày vì tụi nó sợ chìm ghe như báo chí hay đưa tin. Chuyến đò chiều nay sao mà đông khách quá. Tụi con gái đứng sát nhau rồi mà ông lái đò chưa vừa lòng, hét toáng lên “ xích vô chút nữa cho người ta nhờ với chớ. Đi đứng gì mà cứ dềnh dàng … dềnh dàng …” Đò rời bến, gió sông thổi lồng lộng khiến các chàng nổi máu thi sĩ. Nhỏ Trâm mơ màng:

- c Chừng nào ra trường tụi mình ráng đi làmcó tiền, rủ hết cả lớp mình ra nhà hàng nổi ở Bến Nghé làm một bữa cho biết mùi hỉ ?.. Bữa đó tao sẽ ngồi như vầy nè, xếp bằng như vầy nè, chỉ trỏ như vầy nè ….

Ùm……!! Trâm béo lộn cổ xuống sông. Mãi mơ màng, nàng ta quên đi là đang ngồi ở mạn đò, đang lắc lư theo nhịp đò chứ không phải là nhà hàng. Cả bọn dáo dác trước tình hình nguy cấp của Trâm béo. Vậy mà thằng Phong ngửa cổ cười ha hả … vài phút sau Trâm béo lóp ngóp leo len đò. Một cái lá lục bình dính ở cổ áo làm nó hét toáng vang cả khúc sông vì tưởng là con quái vật nào.

Sáng nay có giờ môn Kinh Tế Chính Trị. Do hôm qua đi chơi về nên đứa nào cũng phê, sáng vào lớp cứ ngáp dài ngáp vắn. Đã vậy vào trễ, chưa có đứa nào kịp ăn gì, bụng đói réo ầm ĩ. Com My chợt nhớ nó có bỏ một xấp bánh tráng vô giỏ hồi sớm, liền lấy ra:

- ê, tụi bây ăn hông? Tao đem theo nè

- Tụi mày ăn vụn ha. Nhỏ Trâm nói vậy chứ tay nó chộp một cái rồi

- Cẩn thận, ổng mà xuống là tiêu. Nhỏ Âu khe khẽ vì họng nó đang đầy bánh tráng

- Béo ghê ha- nhỏ Trang khen tấm tắc

- Ăn vụng mà còn nói chuyện nữa trời ạ - Phong đang viết bài buông bút xuống quay qua nhắc tụi nó. Mấy bà đó, ăn không rủ gì hết á

Con Âu kịp chuyền qua cho hắn một cái bánh. Vừa bỏ vô miệng một góc, vừa nhai một tí, chất sữa trong bánh béo ngoậy, chưa kịp khoan khoái thì …

- Phong, cho thầy biết bản chất của Chủ Nghĩa Tư Bản là gì?

Vội nhét cái bánh đang cầm trên tay vô hộc bàn, miệng ấp úng vì nó đang cố gắng nuốt hết phần còn trong miệng

- Dạ, …dạ…là bóc lột ạ.

- Cho ví dụ coi – thầy nói và đi xuống chỗ 5 đứa ngồi. Mấy đứa con gái quýnh quáng cất xấp bánh tráng vô hộc bàn, trợn mắt nuốt cho hết trong miệng, lỡ ổng hỏi thì .. tiêu đời

- Hơ… dạ… ví dụ đói bụng mà không cho ăn ạ

Cả lớp nãy giờ tập trung chờ câu trả lời, nghe thế tụi nó ôm bụng cười rần rần. còn thằng Phong chỉ biết “ đất ơi mày nuốt tao luôn đi”. Cũng may lúc đó chuông reo hết tiết. Hú vía.

Chiều nay có giờ ngoại ngữ . Con Âu : “ úi trời, chiều nay cúp đi chơiđi tụi bây ạ “ Tú My can ngăn” thôi đi, tụi mình mà nghỉ bữa nữa chắc là nghỉ thi đợt này luôn đó. Tụi bây hổng nhớ là cúp nhiều rồi hả ?” Thằng Phong lên tiếng “ chứ bà không thấy ổng vào lớp sao : mấy em thấy trang này không? Trang bên kia nữa thấy không? Rồi làm hết đi, lát nữa sẽ sửa. Trời ạ!!!” “ Thôi để mua đồ vô ăn vụn đi, cho đỡ buồn ngủ “ – Nhỏ Trang lên tiếng.

Chiều! Tới giờ vào lớp, cũng như mọi ngày. Thầy chỉ số trang và học trò làm bài. Ông thầy như mọi khi, lấy cái radio có headfone ra, mở lên, dò đài rồi ngồi nhịp nhịp theo điệu nhạc cổ điển nào đó, còn không thì thỉnh thoảng lại trợn tròn mắt vì một cái tin thời sự nóng bỏng nào đó. Chiều nay trời nóng quá, cả dãy 4 đứa con gái ngồi, thằng Phong qua bàn kế bên “ ngồi một mình cho đã”. Tự dưng thằng Phong nổi chứng, miệng lẩm nhẩm hát bài “ ngựa ô”. Một giọng ca chưa lên và sắp xuống “ ngựa ô ô…ối a…ngựa ô..ô..”. Hòa cùng giọng hát là tiếng cót két của cái ghế hắn ta đang ngồi. Bỗng “ ầm …” chiếc ghế già không chịu nổi sức nặng của hắn và cường độ đưa đẩy theo bài hát cứ tăng dần … đã quăng hắn xuống đất một cái “ bịch”. Cả lớp cười ầm lên.

Cứ như thế, không ngày nào mà bọn nó 5 đứa lại không có chuyện để kể và để cười.

Thời gian thấm thoát, thấm thoát qua đi. Một cơn gió hây hẩy thổi qua,một cơn mưa điệp vàng rơi…

Mưa lất phất. Năm đứa lững thững đi trên con dốc thoảng mùi hoa dại. Đêm trăng, dù không có gió, nhưng cái lạnh cao nguyên vẫn làm cho mọi người rụt cổ sâu hơn và giấu tay kĩ hơn vào áo.

Nhanh quá! Mới đó mà ra trường đã hơn một năm. Thực hiện đúng lời đã hẹn nhau, sau khi ra trường một năm, cả nhóm sẽ họp mặt tại Đà Lạt. Hình như ra trường rồi đứa nào cũng trầm trầm hẳn đi. Dừng lại ở một quán nhỏ, kêu cà phê. Phong bảo “ cà phê cao nguyên đó, ngon khỏi chê “. Quán chỉ là một khoảng hiên rộng do đôi vợ chồng trẻ làm chủ, bày dăm cái bàn gỗ nhỏ bằng gỗ thông thơm nồng. Cô chủ bê cái khay to, áo len mài đỏ huyết dụ, nở nụ cười rất hiền. Trong khi vợ phục vụ, thì chồng đứng bên chiếc nôi, nựng nịu đứa con quấn dầy một lớp áo ấm. “ Một tổ ấm hạnh phúc” – Tú My nhận xét. Trang nói bâng quơ “ Sài Gòn làm gì được thế này, không khí, khung cảnh…” Cả bọn im lặng thưởng thức cà phê trong chốc lát.

- Nhanh quá tụi bây nhỉ ? – Trâm lên tiếng – từ hồi ra trường tới giờ mới họp mặt nhau đầy đủ thế này.

Ừ, sau ngày làm lễ đến bây giờ đã ngót một năm, cũng gặp nhau, nhưng khi thì đứa này bận, đứa kia vắng, không được đông đủ như vậy. Nhỏ Trang thì đang làm cho công ty săn đầu người, nó học về Kinh – thương mà lại làm nhân sự. Nhỏ Trâm thì lấy chồng được 5 tháng, đang làm cho một nhà hàng khâu dinh dưỡng. Âu thì làm cho công ty lập trình. Thằng Phong thì chia tay với người yêu trước khi thi tốt nghiệp, nên cu cậu đậu không cao lắm, nhưng nhờ học về Design nên đang làm cho một công ty thiết kế. Còn Tú My thì sau khi ra trường làm cho một tòa soạn báo một thời gian, chuyên ngànhtiếng Nhật nên đi phỏng vấn Tổng Lãnh Sự, công ty Nhật…áp dụng được chuyên môn, …nhưng làm hơn nửa năm rồi cũng chuyển, hiện giờ thì đang làm ở bộ phận quản trị nhân sự của một công ty nước ngoài. My còn tính dành thời gian để học thêm về trang trí nội thất.

- Tụi bây còn nhớ cái hôm ăn vụn bị bắt không? – Nhỏ Trang đột nhiên nhắc chuyện cũ.

- Ừ, sao mà quên được chứ

- Tao thấy nhớ hồi đó quá. Tụi bây còn nhờ học giờ Cơ Sở Ngôn Ngữ không. Ngồi một bàn năm đứa, mà thằng Phong cứ canh tụi mình đặt bút xuống viết là nó rung bàn cho 4 đứa mình viết chữ thành con trùn, thật là mắc cười

- nhớ chứ sao không, rồi mấy bà cho tui mấy cái nhéo, tối về bầm tím – Thằng Phong nói lớn

- Đúng là tụi mình cứ như quỷ vậy. Ngày nào vô lớp mà không phá như thế là tối đó về ăn không ngon miệng.

- Tao nhớ nhất là giờ Triết của thầy Bách và giờ Kinh Tế Chính Trị của thầy Phú ghê. Không ngày nào mà tụi mình không bày trò.

Cứ như thế, dưới ánh lửa tí tách thơm mùi nhựa thông, năm đứa thay nhau nhắc lại kỉ niệm của một thời là sinh viên nghịch ngợm. Ngoài sân, ánh trăng đương rắc những mảnh bạc trên tàn lá bóng nhẫy. Hương hoa quyện vào hương cà phê thơm lừng. Hơn 11 giờ, 5 đứa rời quán, trở về nhà nghỉ. Con dốc vắng ngắt. Hoa dại thấp thoáng bên vệ đường, bọn nó đã không nhắc tới hắn, không khéo My lại nhớ và buồn. Cũng may khi nhắc lại những ngày trên giảng đường, những kỉ niệm thời sinh viên trong trẻo ấy, bọn nó đã không nhắc đến hắn, cái điều Tú My sợ đó đã không xảy ra. Nếu khơi gợi lại, My sẽ buồn cho xem. Bất giác trong lòng dậy lên một nỗi ngao ngán … Phía trước mọi người đang tranh luận xem là nên đi tiếp ra chợ đêm Đà Lạt hay là về nhà nghỉ. Ý kiến cuối cùng là ra chợ đêm coi đồ. Tú My bước nhanh lên cho bằng với bọn nó noí “ hôm nào về bọn mình về HUFLIT thôi bọn bây ạ, tao nhớ trường quá” Không đứa nào lên tiếng nhưng cùng lúc gật đầu. gió từ mặt hồ thổi lên lạnh buốt. Bọn chúng lại ầm ĩ cãi nhau về cái cây này không phải là cây bơ, là cây hồng, cây bơ là cây kia kìa …Tú My mỉm cười, miệng khẽ hát một bản tình ca không đầu không cuối…

( sáng tác tháng 11/2003)

* Truyện trên dùng tên của những người bạn thân và những tinh tiết có thật. Nhân ngày kỉ niệm 15 năm thành lập trường Huflit - 26/10 - Thân tặng tất cả những ai đã từng ngồi trên giảng đường Huflit - những ngày chúng ta còn " lang bạt" các chi nhánh: Đông Phương - số 8 Ngô Thời Nhiệm. Ngoại ngữ - 86 Lý Chính Thắng.

J.A.C… thanks e, truyện làm a nhớ HUFLIT, nhớ Sài Gòn, nhớ Việt Nam quá, hichic...

Monday October 29, 2007 - 11:23pm (EST) Remove Comment

NƠI TA QUA

Sáng tác: sunmi_totoro ( sunmi nguyen)

I.

Đoạn đường Trường Sơn hào hùng sừng sững trước mặt . bốn bề là núi và núi, đứng trên ấy, dường như người ta chẳng là cái gì cả, núi rừng như chừng có thể nuốt chửng tất cả những thứ gì rơi từ trên cao xuống . cái cảm giác chóng mặt đến tái tê ... có tiếng gọi của M'Hel. người dân tộc có nụ cười thật ngây ngô, ngay cả đến các cụ già cũng thế. có lẽ do vị trí sinh sống và sự ít giao lưu cho nên họ vẫn còn giữ được bản sắc riêng . tôi nghe không rõ tiếng kinh họ nói lắm, mỗi khi họ cần trao đổi thông tin mà không muốn cho mình nghe, họ lại nói tiếng dân tộc, đối với dân Sài gòn hay còn gọi là người kinh thì chỉ có mà " điếc" thôi .sáng nay lên rẩy bắp cùng bà con. bọn tôi đội nón tai bèo, xoăn quần, cùng nhau hí hửng vác gùi - cho giống người dân tộc . đi đường bộ, hết con dốc này rồi lại cái đèo nọ, mấy đứa nó, tụi con Thường, thằng Duy mệt lả rồi kia. tôi buộc miệng hát nho nhỏ " em đẹp thế plâyku ơi, trái tim tôi muốn vỡ tan rồi ..." thế mà bọn nó hòa nhau rống lên bài hát ấy, vang vọng cả núi rừng hùng vĩ buổi sáng tinh mơ. vừa hát vừa múa may cho quên đi quãng đường dài, bọn tôi cười xòa khi thằng Sơn hát lệch điệu. đến rẫy thì cũng chừng 10h trưa, cùng nhau hái đầy bắp, rồi ăn trưa tại đó. bọn nó đốt tí lá - củi khô, nướng bắp. mùi thơm phức bay trong cái lạnh của miền rừng núi, cái cảm giác thật là khó mà quên được. buổi trưa ở Playku thật dễ chịu, cái nắng hanh hanh ( thế mà dễ đen lắm nhé ), và gió lành lạnh, trời cứ như mùa thu Đà Lạt. vừa ăn bắp nướng, mọi người cùng nhau kể chuyện tha hồ mà cười nói ngặt ngẽo vì cái mặt làm trò của thằng Vinh mập . tôi phóng tầm mắt ra xa, đẹp quá, có lẽ không đâu có cái đẹp như ở nơi này, hoa mua trắng nở tưng bừng, rung rinh trước gió . trong thơ ca của người dân tộc, hình ảnh hoa mua trắng thường dùng để tả cô thiếu nữ, vừa e ấp vừa mạnh mẽ . sau khi nghỉ trưa, mọi người gom bắp vô gùi, rồi cùng nhau về lại bản . đường đi lại xa tít mù khơi, bọn tôi lại kể chuyện, lại ca hát, tiếng cười không hề ngớt trên đưòng về . về đến bản cũng là lúc trời sụp tối . ở dần rồi quen, chẳng cần đồng hồ cũng có thể đoán được mấy giờ . mặt trời đang lặng dần bên dãy Trường Sơn Tây. tôi đứng lại một mình trên con dốc ngày nào xa lạ nay bỗng quá quen thuộc, lòng bỗng dưng nhớ ....có lẽ nơi nào đó, hạnh phúc lắm . cầu mong nơi bầu trời phương nào, khi mặt trời lặn như vầy, người ta vẫn có thể nhìn thấy vầng dương đỏ chói chia tay một ngày cũ qua đi. tôi ngẫm lại mình !! thời gian qua có biết bao trăn trở, để rồi lại mang cái trăn trở lên tận vùng rừng thiêng nước độc này đây, biết dàn trải cùng ai nhỉ ?? có lẽ cứ làm như ngày xưa ấy, viết tất cả ra một tờ giấy, rồi bật quẹt đốt đi. xa nơi này, cái vùng núi hoang vu này, có lẽ sẽ quay quắt nhớ cho mà coi. khói chiều trên bếp nhà sàn bốc bay cao, cái khung cảnh thanh bình là thế, biết tìm đâu ra được như thế này . tôi hít một hơi thật sâu, cái mùi rơm rạ cháy khét nghe gần gũi đến lạ kì ...


II.

Có lẽ do có duyên với vùng núi đồi, một lần nữa lại đến với núi đồi một chiều mưa. Các lạnh của cơn mưa hè thấm qua vai, ướt trên tóc, đọng trên môi. Con đường lầy lội 16 cây số “ cuốc bộ” cứ dài mãi thôi. Đăk Ha vắng vẻ, yên tĩnh ngủ vùi trong cái lạnh của 15 độ. Hành trình dài, nên ai nấy đã mệt rã rời. Tới khu vực trường học thì đã 6h tối. Lỉnh kỉnh nào là đồ đạc, đạo cụ. Chia tay với một nhóm, vì họ còn đi tiếp vào trong Đăk R’Măng, còn khoảng mấy cây số nữa. Hẹn nhau giữa chiến dịch sẽ có giao lưu văn nghệ. Đặt hành lí xuống đất, xoăn tay cùng nhau dọn một lèo cái phòng học, rồi trải chiếu xuống nghỉ ngơi. 7h tối, đèn cầy là công cụ chiếu sáng duy nhất nơi xa xôi hẻo lánh này. Tôi hít lấy hít để vì cái không khí quá ư trong lành này, xa cách thành phố ồn ào, cái không khí vắng vẻ và trong mát này có vẻ hấp dẫn tôi đây. Nhìn ra phía xa, những vườn càfê bạt ngàn, trải dài ngút mắt. Bên tay trái xa xa, dãy núi trùng trùng đón trăng 15 đang lơ lửng trên không trung. Đẹp quá!!! Hoang sơ và hùng vĩ lạ kì. Trời tối, cả bọn chui rúc vô phòng học, đốt nến các góc phòng, họp 15 phút để lên lịch làm việc cho ngày mai. Sau khi phân công xong, tôi lục trong balô quyển tập nhạc, thế là …guitar vang vang, hòa nhau hát hò tới nữa đêm mới lục đục đi ngủ. Ngày đầu tiên ở Đăk Ha đã trôi qua như thế. Buối sáng chúng tôi bị đánh thức bởi tiếng la thất thanh của thằng Vũ, hóa ra nó nằm gần cửa, bị một chú heo rừng liếm mặt, hahah…cả bọn cười rần rần. Thế là hôm nay, cu cậu loay hoay đóng một cái cửa ngang ngực để phòng bọn heo rừng phá phách. Nói là heo rừng, chớ thật ra là heo nuôi của người dân tộc, nghĩ cũng hay. Họ nuôi nhưng cứ thả đi lung tung như thế. Con nào cũng giống con nào, chẳng có đánh dấu gì cả, thế nhưng chiều tối lùa về chuồng thì của ai nấy lùa, chẳng sai chẳng nhầm một con của hàng xóm. Những ngày đầu có quá nhiều việc phải làm nên rất vui vẻ, chẳng đứa nào thấy nhớ nhà. Tuần lễ thứ 2 theo như kế hoạch, sẽ có đêm văn nghệ giao lưu với Đăk R’Măng, cả bọn lo tập đợt hát hò cả ngày. Cái hôm đi vô Đăk R’Măng trời lưa lất phất, đường đèo núi, đất đỏ lầy lội. Mấy anh K’Tang, K’Bang … cùng đi theo bọn tôi vào xã trong, cả bọn chất lên xe công nông, vừa đi vừa hát. Đường trơn quá, bánh xe bị lật, hất cả bọn xuống đường, còn may là không đâm vào núi. Đứa nào đứa lấy mình bùn dính đầy, hì hục đẩy xe lên… thế mà vẫn cứ cười vang chẳng biết sợ là gì. Tới Đăk R’Măng thì ôi thôi, ca sĩ – múa sĩ gì đều như là “ hề” vì dính đất bùn lấm lem. Nhìn nhau mà cứ ôm bụng cười ngoặt ngẽo. Tối ấy trời lâm râm mưa, sân khấu có bạt che, nhưng “ khán giả” thì cứ địu con sau lưng đứng coi dưới mưa. Hát hết rồi “ chào bà con, chúc bà con về nhà ngủ ngon”. Thế mà chẳng “ bà con” nào chịu về, họ muốn nghe chúng tôi hát nữa. Thế là cứ hát liên khúc, đến những bài thiếu nhi như hai con thằn lằn con, mẹ đi vắng gì cũng lôi ra hát hết cả, bọn tôi hát trong nước mắt, hát trong cáii hạnh phúc của những người được cái diễm phúc mang đến món ăn tinh thần cho một vùng đất cách xa văn hóa hiện đại. Tối ấy các thành viên làm việc tại Đăk R’Măng tiếp đón chúng tôi bằng một chầu cháo vịt, trong cái không khí ấm cúng. Cùng nhau san sẻ những khó khăn của nơi mình làm việc. Hẹn nhau hội quân tại ĐăkNông. Sang tuần lễ thứ 3, gặp nhầm một trận bão, do miền cao nên cũng bị ảnh hưởng, mưa rừng, mưa liên miên 4 ngày trời. Có hôm mưa nhẹ hạt, có hôm mưa như “ dội bom”, ngọn núi bên trái nhìn chẳng thấy rõ. Những hôm ấy đành phải cho “ lính” nghỉ việc, thế là cả bọn rúc trong phòng bày đủ trò. Thế la bắt đầu có đứa nhớ nhà. Con thi hỏi tôi : đội trưởng không nhớ nhà à ??? tôi cười bảo: đi riết rồi quen, cũng nhớ nhưng công tác thì phải hoàn thành, cái đang lo là sợ mưa thế này không hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra thì báo cáo cấp trên làm sao đây.

Nói vậy chứ trong lòng cũng man mác một cái gì đó buồn buồn mà không thể tả được. Giờ này chắc Sài Gòn cũng đang mưa, nghe thông báo hôm họp giao ban ngoài xã, Sài Gòn cũng mưa và lạnh. Không biết người ta có nhớ … Trái chò nâu – tôi hay gọi là trái sao xoay hơn, vì nó rơi từ trên cao xuống cứ xoay tít – tôi mang theo trong hành lí, lấy ra mân mê, trời mưa thế này không lên đồi thả được. Mưa, và mưa… mưa rừng thì khỏi phải nói, dai dẳng đến tột cùng. Ngồi nhìn mưa, tôi cứ để mắt nhìn ra xa xa, hình ảnh thân quen ấy lại len lỏi vào suy nghĩ của tôi. Giá như đừng gặp nhau nhỉ, giá như đừng có ngày hôm ấy thì có lẽ … tôi không trốn lên đây công các chỉ để xa cách anh, chỉ mong để quên anh. Đêm xuống, cả bọn ngồi sát vào nhau, nến cũng sắp tàn… cả bọn ngồi vây quanh nhau, từng đứa, từng đứa kể về mình, kể về những kỉ niệm … có khi cả bọn phá lên cười vì một câu chuyện tếu lâm. Rồi những ngày mưa bão cũng qua, chúng tôi bắt tay làm việc không ngớt vì sợ không kịp tiến độ. Một tháng trời trôi qua nhanh chóng. Những ngày cuối là nghiệm thu công trình, bàn giao… để chuẩn bị chia tay bà con dân làng về lại thành phố. Đi chia tay từng gia đình đã có nhiều sự giúp đỡ cho chúng tôi, ai cũng lưu luyến. Vì tối có lửa trại và cồng chiêng để tiễn bọn tôi, nên từ chiều, đứa nào đứa nấy lo đi chia tay cho xong sớm. Đêm chia tay đầy bịn rịn, ché rượu cần uống mãi không vơi, tiếng cồng chiêng vang vọng mãi, ánh lửa trại bừng bừng cháy chẳng thèm tắt. rồi những giọt nước mắt rơi, cái không khí đêm núi rừng càng thêm man mác. Này đây cái giếng hằng ngày kéo nước. Này đây lớp học và những cô nhóc- cậu nhóc đen nhẻm hằng ngày ta dạy. Này đây cái vườn rau ta trồng, này đây cái rẫy khoai ta cắm … tất cả gởi trọn biết bao yêu thương của một vùng đất xa xôi, nơi chẳng có lấy một ánh đèn điện, chẳng có lấy một chút thông tin, cách xa với văn minh nơi thành đô, thế mà tình người chan chứa lắm. Mai tôi xa ĐăkHa, trở về với nhịp sống nơi thành phố ồn ào … có lẽ mãi mãi tôi khó mà quên những gì thuộc về nơi này, những con người, những cậu học trò ngoan ngoãn… Chuyến công tác cho tôi thêm nhiều điều, thêm những tình cảm muôn phương, và quan trọng là nhận ra … cuộc sống còn nhiều thứ để làm, có thể không cần có người ấy, tôi vẫn có thể sống tốt và làm việc tốt. xe chạy rồi, tạm biệt ĐăkHa, ĐăkNông, ơi …cái nắng cái gió đến nao lòng. Có giọt nước mắt của nhỏ Thường rơi trên tay tôi, hình như mọi người ai cũng thế. Ơ hay, mình cũng khóc tự khi nào mất rồi …


III.

cho phố đồi thông, mây chiều trôi lặng lẽ . lạnh thế, ấy mà bọn nó lại lôi ra chợ Hòa Bình, ăn tạp nham vài món ăn chơi, rồi lang thang bờ hồ, á, không chịu nổi, bọn nó lôi đi hết cả một vòng Hồ Xuân Hương, không thể tin được, cuốc bộ cũng mất 4 tiếng đồng hồ . về lại khách sạn cũng đã 8h tối, mấy đứa con gái không ngớt chửi rủa cái bọn con trai điên khùng . 9h trời xuống nhiệt độ, rúc vào phòng, bọn con trai lại đánh bài . rõ là chán !! tôi rủ nhỏ Minh lang thang phố đêm . hai đứa đi xuống con dốc thoai thoải, hướng ra chợ Âm phủ . xỏ tay vô túi áo khoác, tôi lại lọt vô cái trạng thái suy nghĩ miên man.... vậy là giờ này bé N có lẽ đang đón noel cùng gia đình nơi quê hương thứ 2. bỗng đâu cái kí ức về T lại ùa về . và có lẽ giờ này T cũng đang đón giáng sinh vui vẻ bên vợ và đứa con nhỏ ... đã bao năm trôi qua, chẳng còn liên lạc gì thế nhưng hình ảnh vẫn còn đong đầy . Minh cũng có tâm sự gì đó, thấy nó cũng yên lặng, đôi mày châu lại dường như đang nghĩ suy, tôi cũng không muốn làm phiền và cắt ngang mạch suy nghĩ của nó, nên lặng yên. gió thổi thốc vào tóc . thật kì lạ !! mỗi khi đi ngang qua con đường nhỏ có trải sỏi ấy, cái cảm giác buồn buồn cứ đeo đẳng mãi theo . sao người ta lại không thể thả trôi đi những gì của ngày xa xôi đó ?!
một ngôi nhà trồng toàn quỳnh vàng, mùa này quỳnh vàng nở rộ khắp nơi...
Tháng 12/2003

MÙA ĐÔNG BÊN Ô CỬA SỔ


sáng tác: sunmi_totoro ( sunmi nguyen) - 5/12/2007

Và rồi mùa đông lại về qua ngõ, cái góc khuất của một khu phố ngày xưa, bây giờ không còn nữa đôi vợ chồng già năm nào. Ngày ấy cũng là những ngày đầu đông, cái giờ tan học về cũng đã tối mù, trời thì lạnh, người đi đường chỉ mong rụt sâu hơn tay trong túi áo. Nó lững thững để cho xe chạy chầm chậm, cần chi vội, rồi cũng về tới nhà. Mùa đông Sài Gòn ít khi lạnh như vầy, nên có lẽ thế mà ai cũng mong lạnh hoài để mắc áo ấm. Gió lùa trên những tán me Sài Gòn, những ngọn đèn vàng chói chang của mùa hè, bỗng nghe dịu ngọt giữa mùa đông. Đã qua đi rồi bao mùa đông, và cái con nhóc phá phách của ngày nào, bỗng lớn đến lạ. Nhạc giáng sinh ngân vang khắp nơi, những cửa hiệu thi nhau trang trí đủ loại dây trang trí đầy màu sắc, hình ảnh ông già tuyết được trưng bày khắp nơi …. Cái không khí của mùa sum họp về rất gần. Người ta bảo rằng noel là mùa dành cho tất cả những đứa con xa xứ quay về nhà – sunm vầy – quây quần bên lò sưởi. Là mùa dành cho đôi lứa yêu nhau, nói lời yêu thương. Là mùa để nói lên những lời chân thật từ đáy tim. Là mùa cho kẻ phạm tội phải sám hối …. Nó vẫn để xe chạy lòng vòng các con đường. Dường như chẳng muốn về. Con đường này, thân quen hằng ngày, nhưng nay vắng đi hình ảnh đôi vợ chồng già ngày xa xôi ấy. Còn nhớ cái mùa đông năm nào, cũng gió lạnh căm căm, nó với con Hân hay đến hỏi han họ. Già lắm rồi, sống tạm bợ cùng nhau ở góc đường Nam Kì, bên hông thư viện quốc gia ấy. Hỏi mãi bà cụ mới tiết lộ rằng cũng có con cháu, thế nhưng chúng nó không nhớ cha nhớ mẹ. Có lẽ ngày xưa họ cũng gây lỗi lầm gì. Nhưng dẫu sao ông bà cũng lớn tuổi, ngớt ngát cũng gần 80 hết cả, thế mà ….. hằng ngày phải lang thang tìm ve chai để bán, mua chút cơm thừa cho qua ngày. Ông cụ có vẻ yếu, bà cụ phải đút cho từng muỗng ngỏ. Có lần nó cùng con hà không kìm được nước mắt, rưng rưng mà nghe nhói cả lòng. Những đứa con bất hiếu, và xã hội thì vô tâm. Có hôm hai đứa còn có 10 ngàn trong túi, cũng ráng vơ vét, nhét vô túi bà cụ,vùng vằng mãi, cụ không nhận, bảo đó là tiền để bọn mày đi học. hai đứa đi mua một cái áo mưa, để lỡ trời mưa có mà che đậy. Rồi thời gian, thi lên Đại học, nó với Hân không gặp nhau. Thỉnh thoảng có chè cháo, nhưng quên mất con đường hay đi năm nào. Rồi một lần rủ nhau qua lại nơi ấy, chỉ còn mỗi bà cụ năm nào, ghé lại hỏi cụ còn nhớ hai đứa không, bà rưng rưng vuốt đầu, nói nhớ. Hóa ra ông cụ mất rồi, chỉ còn mỗi bà, và cái cô đơn trong tuổi xế chiều dường như làm cho bà mệt mỏi và chẳng còn chút sức lực nào. Hai đứa nhạt nhòa nước mắt. mua 3 cái bánh tiêu, ngồi ăn ngay vỉa hè, người đi đường nhìn vô, tưởng cả 3 là 3 bà cháu vô gia cư. Hai đứa đi hỏi nhà dưỡng lão, nhưng người ta bảo mỗi tháng phải trả tiền. mà tiền đâu cơ chứ, sinh viên năm 1, chưa làm ra được gì. Chạy vòng vòng hồ con rùa, tháng 4, mùa trái sao bay bay đầy trời mỗi khi gió qua. Nhìn lên bầu trời xanh thẳm kia, không biết có nơi nào cho bà cụ ấy không. Rồi lại thời gian, bận rộn và thi cử. Hân chuẩn bị đi Besancon, Pháp du học. Hân gọi cho nó một buổi tối đầu tháng 11, lại mùa đông. Hai đứa chở nhau lòng vòng Sài Gòn, rủ nhau qua lại nơi ấy, bà cụ đã không còn. Có lẽ mất hay đi đâu rồi. Bấc giác, sóng mũi cay xè, gió lạnh làm nước mắt rơi lã chã. Có lẽ chẳng có ai như hai đứa, cứ đi than khóc cho những số phận không may. Tối ấy Hân im lặng. Nó nghi có chuyện. hỏi vì sao. Hân bảo ba má nó li dị, và nó đi du học, để không phải theo ai. Nó ôm Hân, nghe bờ vai mình ướt nước mắt của Hân. Nó bảo “ có cần thiết đi xa vậy không ?” Hân Bảo:

- có lẽ nên như thế, để cho nó tự lập cho quen

- nhưng rồi khi mày khóc, ai đâu đưa vai cho mày như tao?

- Con quỷ, làm như có 1 mình mày. Tao kiếm một thằng bồ là có ngay

Nó cười, ừ, mày kiếm bồ đi,chỉ để chuốc thêm khổ thôi. Yêu nhau, rồi lại làm khổ nhau. Nó thương Hân cái tính hơi bốc đồng, có khi nó la mắng người ta, nhưng bình tĩnh lại, chẳng nhớ mình nói gì. Bạn thân, nên nó hiểu Hân hơn ai hết. lòng vòng mãi đến Sân bay. Nó nói mà lòng buồn:

- mày đi giữ gìn sức khỏe, cần có ý chí mạnh mẽ khi sống ở xứ người. Cố gắng học tốt, lấy học bổng, như vậy đi làm thêm cũng không bị áp lực. có gì mail về cho tao hay, giúp gì cho mày được thì giúp

Nước mắt long lanh, Hân bảo

- Cả đời tao, chỉ có mày là hiểu tao hơn hết T à, mày ở lại, cũng nhớ giữ sức khỏe, học cho tốt, cái mơ ước khùng điên xây nhà trên núi Phú Sĩ của mày tao nghĩ mày làm được, nếu mày quyết tâm. Ráng lên nha nhỏ, tao ở nơi xa, vẫn luôn ủng hộ mày

Rồi mùa đông, và Hân lên đường. Nó đứng từ xa, nhìn bóng dáng bé nhỏ của Hân khuất trong dòng người. Vẫy tay chào nhau, mà sao nghe buồn rười rượi. Thời gian sau, mail về Hân bảo” tao ổn, có việc làm rồi tự lo cho bản thân được. mày ráng lên, đến lúc mày thực hiện ước mơ của mày đi”. Nó thở phào, như vậy ổn rồi, mày ráng mà học Hân nhé !!

Và thời gian trôi, trôi đi …….. mùa đông lại về, bây giờ thì Hân đi đã 2 năm. Giờ chỉ còn mỗi nó lang thang khi đông về. và rồi nó cũng sẽ xa Sài Gòn, xa những con đường nhỏ và những ngọn đèn vàng. Những dòng người nối nhau khi tan tầm về, những trái sao xoay tháng 4, và cả cái góc đường nơi con phố nhỏ ấy. Dường như càng về khuya trời càng lạnh. Nó cho xe chạy thêm 1 vòng nữa rồi mới xoay tay lái về nhà. Bài ca Miss you most at christmas time, văng vẳng bên tai, bài hát ngày xưa nó và Hân hay hát, lâu rồi không còn nhớ cả bài. Nội dung bài hát buồn, tâm trạng nhớ của một cô gái khi mùa đông rơi trắng bên thềm, ngồi bên ánh lửa nơi lò sưởi, nhớ một người đi xa, có lẽ là tâm trạng nhớ người yêu. Thế nhưng ngày xưa 2 đứa cứ hay hòa nhau hát. Mùa đông năm nay, có lẽ Hân đã vui vẻ bên người ấy, nó cũng vậy. cả hai đều có những niềm vui của riêng nhau. Nhưng nó chắc 1 điều rằng Hân sẽ nhớ về nó như nó nhớ Hân, và những ngày đông năm xưa sẽ hiện về nguyên vẹn, và mãi mãi nó nằm ở một góc khuất nơi trái tim, như góc phố xa xưa ấy.

Ngày mai thôi, nó lại xa Sài Gòn, và cái lành lạnh của Sài Gòn không dễ gì phôi pha, có lẽ sẽ quay quắt nhớ những ngọn đèn vàng nơi con đường có những hàng me …

8/12/04
chanh… : Mua Dong sap dden trong TP roi! nhung mua Dong nam nay Sunmi ko con lanh leo nhu nhung nam truoc ha! chuc vui

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

USS - Universal Singapore Studio

Đến Singapore mà không ghé USS thì quả thật là rất phí. Ngoài SAntosa là đảo vui chơi đã quá quen thuộc, USS còn thu hút lượng khách khổng lồ nhờ sự đầu tư tầm cỡ.
Muốn đi USS, từ MRT city hall, đi đến Vivo city, từ đây mua vé đi monorail qua USS.

Sau khi xuống monorail màu đỏ, bạn theo bảng chỉ dẫn để vào cổng

Là khu trung tâm vui chơi giải trí, USS hút khách đông nghẹt, kể cả ngày thường
Được Mỹ đầu tư, cho nên qui mô hoành tráng.

Giá vé vào cổng ngày thường là 66$Sing. Vé theo ngày, do đó khi soát vé rồi, nhớ giữ lại vé, phòng khi chạy ra chạy vô

Ta bắt đầu đi từ phố New York


Nhớ canh giờ xem show, trước cửa luôn để bảng giờ chiếu show. Nếu đi từ sáng, 10h khu vui chơi bắt đầu mở cửa, thì đến tầm 4h chiều là bạn có thể xem được hết tất cả các show.


Nhất là trò chơi cảm giác mạnh roller coaster, nhìn đã sợ rồi, chẳng dám leo lên

Nhưng phải thử trò mummy nhé, rất hay và hấp dẫn

High speed, không áp dụng cho người bệnh tim

Muốn sinh động và hòa mình cùng những bộ film hoạt hình thân quen, phải vào FAr Far away castle. Xem film 3D-4D cho đến kĩ xảo chẳng có D nào khiến cảm giác như thật. NHớ xem show " Donkey live" cực hay!
Kết thúc hành trình cùng Madagasca và trở về trung tâm sau 1 ngày " hành hạ" đôi chân của mình nhé!