Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2008

Thực - ảo từ chính Murakami




Haruki Murakami
Có lẽ dân nghiện truyện thì ai cũng biết đến Murakami qua các tác phẩm best sellers như: Kafka bên bờ biển, rừng Nauy, Ngày đẹp trời để xem Kangaro...



Có lẽ, nếu ai không thích cái kiểu viết được gọi là " điên" đọc truyện của Murakami chắc hẳn khó lòng hiểu hết. Tôi cũng vậy. Đọc xong rừng Nauy, Ngày đẹp trời...cũng chưa hiểu lắm tâm trạng của nhân vật tôi. Khi thì lòng vòng chỉ nhớ có một vấn đề, khi thì lập đi lập lại chỉ có một câu nói chỉ để nhấn mạnh nhân sinh quan của Murakami. Thế nhưng, khi đọc xong " Người Tivi" thì tôi mới thốt lên " à, hóa ra ông này muốn nói như vầy đây..." Tôi nghĩ, nếu bạn muốn hiểu thì tốt nhất hãy đọc Người Tivi trước đã, rồi hãy đọc sang những tác phẩm còn lại.
Để cảm nhận Murakami, hãy cảm nhận " người Tivi" trước đã. Một sự trống trãi và đơn độc của con người trong xã hội hiện đại, và chàng trai cảm thấy đơn độc khi ở chính trong nhà mình cùng với cái ti vi mới mua về với mục đích giải trí đỡ buồn.
Và trong " truyền thuyết dân gian của thời đại chúng tôi", đọc xong ắt hẳn sẽ hiểu rõ hơn về lối viết văn phê phán về lối sống của giới trẻ Nhật Bản những năm 80. Kiểu yêu đương và quan niệm về tình dục lạ lùng được Murakami đưa qua một câu chuyện về đôi bạn thân, để đẩy đến cho người đọc cái cảm giác bực bội vì lối suy nghĩ " chẳng giống ai". Thế nhưng đằng sau những cái bực bội ấy, người ta dễ dàng nhận ra rằng, vào thời ấy, cũng đã có những luồng suy nghĩ về sự trinh tiết, lối sống phóng túng của giới trẻ Nhật Bản.
Kiểu viết của Murakami là bộc bạch hết, không giấu giếm. Hay người ta cảm giác cái gì đó là mơ là thực trong Kafka..Thì trong Xác ướp, người đọc sẽ dễ dàng cảm nhận cái thế giới thực- ảo đó hơn. Người đọc sẽ được thấy quỷ rõ ràng, và quỷ lại thành tình nhân. Murakami cố tình xây dựng hình ảnh thực ảo để làm gì??? Cái chính của cái hư ảo ấy chính là moi móc hết mọi góc cạnh của con người. Khi yêu thương thì là người tình, khi khinh ghét thì lại là quỷ hút máu. Trong bản ngã mỗi con người, luôn luôn tồn tại người và quỷ ấy. Cho nên Murakami muốn lột tả cho thật hết, thật rõ ràng.
Rừng Na Uy (tiếng Nhật: ノルウェイの森, Noruwei no mori)
Hay là cưới mím chi trong " quần cộc kiểu Đức". Chỉ vì chiếc quần cộc là sau mấy mươi năm chung sống, cuối cùng trong một chuyến du lịch, để tìm cho được chiếc quần cộc mang về làm quà cho chồng, bà vợ đã quyết định li dị. Cười?? Vì sao?? Vì lí do chẳng chính đáng gì cả. Nhưng...!!! Không phải vậy. Chiếc quần cộc chỉ là một lí do sao cho thật ... có lí để mà li dị mà thôi.
Lan man, nhưng càng theo cái lan man đó, người ta lại dễ nhận ra cái thế giới mà Murakami cảm nhận được, sâu không thể nào đào tới tận cùng được. Cái hay của Murakami là ở đó. Người ta đọc xong, hiểu đó, nhưng không bao giờ hiểu cho hết.
Và ma quỷ của Murakami không phải là ma quỷ của giới siêu nhiên nào mà do chính con người của con người tạo ra ma quỷ ấy.

Không có nhận xét nào: