Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Mong chờ...dù đêm có dài bao lâu...

"Đêm..là những yêu thương đã trao...."
Đêm...là khoảnh khắc giao nhau của cái bộn bề ồn ào và sự an yên không bóng người. Đêm...là khoảnh khắc của ánh sáng từ những ngọn đèn đường vụt sáng trong gió lay cành. Đêm....chấp chới cho người ta suy nghĩ mông lung, vui có, buồn có, lo lắng có, đợi chờ có...
 Đêm... Vẫn thường hay lang thang những ngày lạnh, chỉ để ngắm phố phường, chỉ để nghe tiếng gió...chỉ vậy thôi.
Đã đôi lần ước lòng mình được lặng như đêm. Đêm... ta học cách buông tay với những thứ không níu giữ được... dù trái tim mình chẳng yên bình. Rồi sẽ là một ngày nào đó gặp nhau trên phố, chúng ta sẽ đi qua nhau, không cười, không chào nữa, cả cái vẫy tay cũng thôi, sẽ xa lạ như hàng nghìn những người xa lạ kia. Ta cầu mong người đi bên đời bạn sẽ là một người tốt, sẽ là người mà bạn cần.
 Cám ơn cho những mong chờ, chỉ là chờ đợi một mùa thu... Cám ơn cho những đêm đi lạc cả vào tương lai...Mông lung và lạ thường. Nhưng lại tìm thấy sự an bình. Ôm lấy sự mong chờ, bởi chờ mong sẽ không như ngày hay đêm rồi tan...
 Đêm...Từ hôm đó...Một mùa gió đã đi qua, cái nhớ mong không teo tóp lại vì thời tiết quá nắng. Cứ đến đêm là lại cồn cào trong miên man...Cũng chẳng thể hiểu nổi mình, sông tìm ra biển, để tìm mãi câu trả lời vì sao... Đêm...lại thèm lang thang biển đêm...chỉ có sóng - chỉ có gió - chỉ có chân xạc xào trên cát... 
 Cám ơn cho những hò hẹn... Sẽ chờ vậy! Dù đêm có dài bao lâu... Cũng có khi đêm dài mãi...cũng không biết chừng. Vẫn mong một bàn tay nắm thật chặt, giữ cho bước chân thôi chơi vơi... Sẽ mong vậy! Dù những ngại ngùng còn đó... Vẫn mong một bờ vai mạnh mẽ cho ta tựa vào mà khóc, cho ngày mai mưa thôi rơi...cuối con đường...

Viết 1 chút cho ngày áo xanh

với thầy Hiệu trưởng Huỳnh Thế Cuộc

Viết một chút cho ngày 26/3 để nhắc lại nơi chúng ta đã từng đi qua. Mình là con một, gia đình không có anh chị em. Cũng có lẽ vì vậy mà ởcái tuổi mới lớn, cũng như ai mình thèm có anh - chị để chia sẻ. Và rồi mình tìm thấy mình là một đứa nói nhiều, năng động, xông xáo và điều động giỏi trong các hoạt động phong trào. Thế nên đã từ đó mà khoác lên mình màu áo xanh ấy.

Mùa hè xanh Phú Khánh, Bến Tre

Trui mình qua những thử thách đầu đời ở những vùng đất xa lạ, với một tập thể những con người xa lạ, gắn kết lại với nhau.  Từ những năm 1997 đã đi qua bao mùa chiến dịch " Hoa Phượng Đỏ", rồi lớn lên với " Mùa hè xanh". Không mặt trận nào mà không có mặt. Những đêm hôm và sáng sớm ở cái nơi khỉ ho cò gáy, không mùa chiến dịch nào vắng bóng mình.
Đắk Nông

Cái thời sôi nổi ấy, chỉ có những ai đã từng nằm gai nếm mật thì mới hiểu. Những gian nan khi về địa phương. Những hôm đội mưa rừng. Những ngày nắng cháy da trên vùng đất cao nguyên xa xôi. Nói dễ chứ làm không phải dễ. Nếu không có những tà áo tình nguyện thì ánh sáng văn hóa hè cho trẻ em vùng xa cũng còn lâu lắm mới tới. Những bạn áo xanh tình nguyện, sức trẻ, mơ ước của tuổi trẻ...

bọn học trò ở Đắc Ha

Cái thời sôi nổi ấy, tmình tham gia chỉ là để sống cho có ý nghĩa và vì vui mà tham gia. Cũng có đôi lần cảm nhận thấy vài bạn trẻ tham gia hoạt động xã hội vì chủ đích gì đó...Nhưng với riêng mình, thời gian ấy là những kỉ niệm đẹp của thời sinh viên. Mình đã sống có ý nghĩa, mình đã vui chơi trong sáng, mình đã góp nhặt những ý nghĩa cuộc sống. Với trọn vẹn 3 mùa chiến dịch của 4 năm đại học, người ta trưởng thành hơn nhiều với ý thức cộng đồng.

chẻ tre làm lồng đèn

Mình tự hào không phải vì những tấm huy chương - bằng khen. Mình tự hào vì mình là một trong những thành viên đã viết nên Trang nhật kí Mùa Hè Xanh cho cái thời không chỉ biết sống vì bản thân mình. Khó lắm cũng không phải dễ để cống hiến ( nói cống hiến nghe to tát quá) cho nơi mình đã được sinh ra và lớn lên. Mà chỉ là...mình làm được gì thì mình làm, tùy trong sức của mình, và không ảnh hưởng tới ai. Chỉ là sống có ý nghĩa với những tháng ngày thanh niên.

trao tặng nhà tình thương

Khi đã đi qua và nhìn lại, đó là cả một chặng đường với tiếng cười hồn nhiên thời sinh viên, với những bước chân tuổi trẻ trên những vùng đất lạ, với những nước mắt nhớ nhà, với những tô mì gói - rau rừng qua ngày, với những thử thách khi gặp những tình huống nguy hiểm...và cả với những hạnh phúc khi sự quí mến của con người nơi ta đã đi qua

MC chươn g trình Trung Thu tại Cần Giờ ( kết hợp với Cty Tổng công trình Giao Thông 6)

Đừng sống ích kỉ chỉ vì bản thân ta. Hãy bước ra khỏi cái vỏ ốc ấm áp, để nhìn thấy xung quanh còn biết bao là biển rộng. Ngày nay sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt hơn. Nếu chỉ ra khỏi trung tâm, thoắt thấy ngay một sự khác biệt quá lớn. Điều mình lưu tâm nhất vẫn là bọn trẻ con vùng xa, vẫn là bát cơm chan nước lã, vẫn là những ánh mắt thèm thuồng một hộp bút chì màu...

thằng bé ở Lào Cai, vừa được tặng cái quần ( đang mặc)

Đã lâu lắm rồi không khoác lên mình màu áo xanh ấy nữa. Nhưng trong mỗi hành trình, mình đều tự tổ chức lấy và thực hiện lấy trong phạm vi cho phép. Chỉ để cảm thấy mình góp 1 bàn tay cho trẻ nhỏ có thêm niềm vui.

tặng quần áo cũ quyên góp cho trẻ em Lào Cai

Gửi tặng cho các bạn tôi, những người đã từng đứng chung chuyến tuyến từ những ngày sinh viên " nông nỗi" đã cùng nhau có những kỉ niệm đẹp. Gửi tặng cho các bạn - các em, những người ngày nay vẫn tiếp tục đồng hành cùng tôi trong những hành trình có nhiều ý nghĩa

p/s: thấy thiếu ai mọi người tag vô ha.
Bài viết đã đăng báo Tuổi Trẻ:
- Đắc Nông còn nhớ ko: http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/83583/dac-nong-con-nho-khong.html
- Nhớ quá Bến tre ơi: http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/84534/nho-qua-ben-tre-oi!.html

Rồi mùa thu qua mùa đông cũng đi xa...

16 năm - cứ như chỉ mới bắt đầu...

Chẳng biết sao hôm nay đêm lại làm cồn cào như vậy... Chẳng phải vì cái bực mình nhỏ nhoi trưa nay, chẳng phải vì nắng quá gắt chạy vội vì chuyện không đâu, mà vì Hà Nội.
Mà dường như cũng không phải Hà Nội đâu. Tất cả vì hàng cây - góc phố... cả thôi. Vì ban sáng mùa trở gió, để đêm về cho nỗi nhớ cồn cào thêm. Mùa thu có đi đâu rồi cũng sẽ trở lại. Em dấu mình trong cái nắng hanh hao, để đợi ngày lá lại khơi vàng...trên từng con phố...
 Thấy nhớ quá cái trường cấp một lúc xưa, những đứa bạn mái ngố năm nào, giờ phương nao..?
Nhớ cây bàng lá đỏ rụng đầy sân. Ông giáo già cầm cây roi đi vòng quanh bắt đứa nào xả rác. Nhớ cái sân vuông be bé bên hiên lớp bọn mái ngố hay nhảy lò cò. Nhớ cái hành lang từ lớp ra cổng, khi mùa mưa đến, cứ đi ngang qua để về nhà thì đã ướt nhẹp cả người...lẫn cặp...Bọn mái ngố ấy giờ nơi đâu...bốn phương trời?
 Thấy nhớ lắm cái trường cấp hai hồi đó, có ông thầy bị đứa nào đó làm hoa giấy tặng, đến ông thầy giáo trẻ cũng phải ngẩn ngơ... Nơi cái chợ vẫn họp mỗi khi gà gáy sáng, tiếng người lao xao - ồn ào. Mùa nào nghe mùi mùa đó. Bắp cải mà dậy hư thì xộc lên tận lớp lầu 3. Mùa trái say đen chín đầy cả xe. Mùa củ kiệu theo gió tết về... Sân trường bé tẹo, giờ chơi học trò lại bị cấm chạy nhảy, bọn con gái lớp 7 cứ già như 17 tuổi. Vậy mà cứ nhớ, cứ mơ... Ta và bạn, vì sao hôm nay đã không còn chung lối...
 Thấy nhớ sao là nhớ, cái thuở vắt tà áo đá cầu. Con hẻm đối diện trường nhiều hàng quán chồm hổm, trống trường tan, bọn áo dài áo vắn xoắn lên ngồi húp xì xụp. Nhớ luôn cả cái tiệm bán hoa đám tang cả bọn tranh nhau cái điện thoại công cộng... Nhớ tiếng chuông nhà thờ Huyện Sĩ trên nóc có con gà cô đơn những chiều mưa...Kỉ niệm tan trường chiều mưa, ai đón ai dưới mưa... Ai đưa ai về dưới con đường đầy hoa điệp vàng. Mới tháng 3, Sài Gòn đã đầy hoa điệp vàng. Cái hoa gì cứ nhìn từng chùm vàng rực rung rinh trên đầu là lại thèm lướt xe qua trường cũ chỉ để ngắm bọn đàn em tan trường...
Rồi cũng nhớ cái giảng đường chật chội nóng nực ở 8 Ngô Thời Nhiệm. Đôi lần về qua, đã không còn ở đó...
 Trở lại với Hà Nội. Chắc HN cũng có những kỉ niệm và kí ức cồn cào như thế. Những kỉ niệm xưa có bao giờ quên? Bạn HN chắc cũng sẽ tìm thấy mái trường xưa xa dấu...Bạn bè 4 phương trời... Những con đường chung lối về...
Giờ mùa thu xa mùa đông cũng đi xa,để mặc cho cây lộc mừng đứng đó....đến cả hàng cây sấu cũng bơ vơ. Xin gặp lại những ngày tuổi thơ,còn mãi trong tôi biết bao kỷ niệm.....

P/S: Link: Hà Nội ngày chia xa
https://www.youtube.com/watch?v=wYpdn9sCq30

Bâng khuâng chiều nội trú ( Bài viết của Lương Y Hòa )

( Đây là bài viết của Lương Y Hòa, sunmi mượn share để bạn yêu nhạc biết thêm những cội nguồn của một ca khúc tuyệt vời) . Và qua tiếng đàn của anh Vĩnh Tâm guitar cho bài này

Link: https://www.youtube.com/watch?v=OfwmUZNxgA8&feature=youtu.be

ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ NGUYỄN TRUNG CANG
Trong khi chúng ta biết khá rõ về nhạc sỹ Lê Hựu Hà thì chúng ta lại có rất thông tin về tiểu sử của nhạc sỹ Nguyễn Trung Cang, người bạn thân và cũng là người đã cùng Lê Hựu Hà lập ra ban nhạc trẻ Phượng Hoàng nổi tiếng một thời trước năm 1975. Có thể nói không ngoa rằng, cùng với Lê Hựu Hà, Nam Lộc, Tùng Giang, Trường Kỳ, Jo Marcel, nhạc sỹ Nguyễn Trung Cang đã có công khai sáng phong trào nhạc trẻ Việt Nam.
Về năm sinh và năm mất của ông, chúng tôi chưa có một nguồn tham khảo đáng tin cậy. Theo những gì chúng tôi được biết thì ông sinh năm 1947 và mất năm 1985, hưởng dương chưa đầy 40 năm! Xung quanh cái chết của ông cũng có nhiều giai thoại. Tuy nhiên có một điều chắc chắn đúng là ông đã chết trong nghèo khó và bệnh tật như lời chính mẹ ruột của ông nghẹn ngào tâm sự trong một chương trình video của trung tâm Asia.
ĐÔI NÉT VỀ HAI BÀI THƠ ĐÃ LÀM NIỀM CẢM HỨNG CHO NHẠC SỸ NGUYỄN TRUNG CANG
(Theo một bài báo của tác giả Nguyễn Minh trên báo Tuổi Trẻ)
 Tác giả hai bài thơ, chị Hoài Mỹ (ảnh chụp năm 1981)

Câu chuyện bắt đầu từ hai bài thơ được một cô nữ sinh Trường Tư pháp Tp.HCM (nay là Đại học Luật Tp.HCM) viết trong một buổi chiều mưa tầm tã năm 1981. Bạn trai của cô gái ấy là bạn thân của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Mối quan hệ “bắc cầu” ấy dẫn đến sự ra đời của bài hát Bâng khuâng chiều nội trú. Bài hát này được phổ biến ở hải ngoại từ trước rồi mới “dội” lại trong nước nên nhiều người vẫn tưởng đây là một ca khúc ra đời trước năm 1975 ở miền Nam chứ không biết rằng nó ra đời vào năm 1981.
Người đã viết ra hai bài thơ Bâng khuâng chiều nội trú (được NS Nguyễn Trung Cang lấy làm cảm hứng soạn ra phần đầu bài hát này) và Mưa (được đưa vào đoạn B trong cấu trúc A-B của bài Bâng khuâng chiều nội trú) là chị Hoài Mỹ, một “thi sĩ nghiệp dư” như cách gọi đùa của bạn bè chị. Nhiều năm trôi qua từ ngày bài thơ và bài hát ấy ra đời và chị gần như quên bẵng câu chuyện chiều mưa ký túc xá ấy thì đến một ngày, khi ấy Hoài Mỹ đang làm việc ở Long Xuyên (An Giang) chị nghe được bài hát này trong quán cà phê, qua giọng hát Tuấn Ngọc và chị mới nhớ lại là sau khi 2 bài thơ ra đời, anh Phương Thái (khi đó là người yêu sau này là ông xã của chị) đã đưa cho nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang xem, và nhạc sĩ đã thích thú phổ nhạc hai bài thơ này và Hoài Mỹ còn nhớ là chị đã được xem bản thảo gốc với chính nét bút của Nguyễn Trung Cang. Nhưng ở thời điểm ấy, những bài như Bâng khuâng chiều nội trú không thể có chỗ trên sân khấu ca nhạc do tính (dễ bị quy là) tiểu tư sản của nó. Dù rằng, lời thơ ban đầu khác khá xa với bài hát sau này.

Lời thơ (trích theo trí nhớ của chị Hoài Mỹ)
Bâng khuâng chiều nội trú
Chiều nội trú bâng khuâng
Trong đôi mắt anh học viên tư pháp
Tôi bắt gặp cái nhìn
Dù tôi đi gần
Dù tôi đi xa
Cái nhìn ấy suốt đời tôi nhớ
Ôi! Cái nhìn thân thuộc quá
Một cái nhìn làm tôi lớn khôn lên
Mưa
Mưa đầu mùa hạt nhỏ long lanh
Mưa tí tách giọt dài giọt vắn
Mưa hỡi mưa ơi có bao giờ nhớ nắng
Sao em buồn lại nhớ thương anh
Mưa tình đầu nghe rất mong manh
Mưa quấn quýt thì thầm trên ngói
Anh có nghe mưa tường chăng lời em nói
Rất nồng nàn tha thiết yêu anh
Như tiếng hát anh xưa
Tiếng hát êm đềm
Như mưa hôm nay
Mưa âm thầm gợi nhớ
Như em yêu anh em buồn vô cớ
Như anh rất gần mà anh rất xa

Chị Hoài Mỹ cũng tiết lộ là bài thơ Bâng khuâng chiều nội trú có một nhân vật chính khác ngoài chị. Đó là một anh bạn cùng trường, học trước chị một khóa. Một chiều mưa đến chơi phòng chị trong khu nội trú. Và ánh mắt của anh, cái nhìn của “anh học viên tư pháp” cùng cơn mưa rả rích bên ngoài đã khiến chị tức cảnh sinh… thơ. Bài thơ ra đời như thế. Còn bài Mưa là một trạng thái cảm xúc khác, một bài thơ dành cho người yêu. Anh bạn tư pháp ngày nào, tên là Chánh, giờ đang công tác tại Tòa dân sự Tòa án Nhân dân Tp.HCM, còn chị Hoài Mỹ giờ không làm trong ngành tư pháp nữa. Mỗi lần nghe lại bài hát này, chị thấy nhớ lại một thời đi học, nhớ lại tình bạn giữa chị và anh Thái với nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Chị cũng không quan tâm lắm đến chuyện tên mình có được gắn với bài hát hay không. Đó là một kỷ niệm đẹp với thời đi học, với những người bạn, với anh Nguyễn Trung Cang. Và bài hát này, giúp chị gìn giữ được những kỷ niệm ấy.

Lời bài hát Bâng Khuâng Chiều Nội Trú
Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai ngày nào tao ngộ
Chiều nội trú bâng khuâng
như đôi mắt ai vời vợi tha thiết
Ánh mắt thật gần mà cũng thật xa
Ôi yêu thương quá ánh mắt êm đềm
Mong tình yêu cho hồn trở lớn khôn thêm
Là một thoáng mây bay trong đôi mắt ai một ngày nắng đẹp
Là một thoáng giăng mây trong đôi mắt ai một ngày u ám
Ánh mắt mơ hồ phủ kín hồn tôi
Nghe sao chới với có thế quên người
Mưa chiều nay cho hồn tôi luống bâng khuâng
Mưa đầu mùa hạt nhỏ long lanh
Mưa quấn quít giọt dài giọt vắn
Mưa hỡi mưa ơi có bao giờ nhớ nắng
Sao ta buồn lại nhớ thương nhau
Mưa tình đầu nghe rất mong manh
Mưa tí tách thì thầm trên ngói
Em có nghe mưa tưởng chăng lời anh nói
Rất nồng nàn ngọt tiếng: YÊU EM

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Tìm về nơi ngày xưa gặp nhau...nơi thời gian ngừng lại...

Hôm nay bạn hỏi " dạo này sao rồi " - Trả lời " không vui, không buồn" - " Sao vậy? Chai lì cảm xúc rồi à?" - " Ừ...."
Dường như những điều mới mẻ...vẫn còn dậm chân tại chỗ. Thế nên cứ cho thời gian trôi qua trong lặng lẽ. Cứ như đợi gió...
Em đã viết về phố, ừ thì phố vẫn vậy...Chiều...nhìn phố trôi qua khoảnh khắc 4h chiều, những tưởng mùa đi luôn rồi, không gặp được nhau, bỗng đâu có con nhện con bé xíu màu trắng rơi trước mặt. Tin vui chăng? 5h, điện thoại reo, Chuột gọi đàn, chỉ có 30', phải thật nhanh nhé! Trời ạ, nhện bé mang tin vui thật. Nghe thật rộn ràng. Lại phóng xe như bay, lạng vèo vèo... để đến nơi.
Và không có gì hạnh phúc hơn một cái ôm
 Mới 20/10 đây, thời gian trôi qua nhanh thật. Vậy cũng gần 5 tháng. 5 Tháng, có biết bao đổi thay... Người đi nơi nao...
Giờ thì chắc mọi người đang yên giấc ngủ, sự lắng đọng của thời gian là giờ khắc này. Nhiều cảm xúc quá, cũng không biết nên viết từ đâu. Chỉ biết rằng, chiều qua đã rất vui, phải chi có Bích nữa là cực vui. Ước chi..ngày mai...Ơ, vậy là em cũng không mất cảm xúc. Còn vui và còn muốn yêu nữa đấy!
 Thời gian không nhiều, phải chi thời gian ngừng lại. Trời hanh, không chút mưa, nhưng khuya về lạnh. Nhớ thương không là giấc mơ đâu. Nhớ thương là nơi trái tim gõ từng nhịp nhung nhớ như nhịp thời gian toan tính mang đi hết yêu thương. Có phải khi đã đi qua ngày hôm qua rồi, cũng có lúc thèm tìm lại phút giây ban đầu?! Thời gian trôi ngược về đây, trôi lại những phúc giây ta luôn cần nhau... Không biết bao nhiêu lần gọi tên trong khoảng không tĩnh lặng, không biết bao nhiêu lần cứ hỏi đi hỏi lại chỉ một câu hỏi...
 Em đã từng ước chi em là mưa, rồi bị tan mau khi nắng lên xua mây đi. Em đã từng ước chi em là gió, sẽ bay lãng du quên hết bao ngày qua. Em đã từng ước chi em là thời gian, sẽ bước chân ra khỏi bánh quay để thời gian ngưng đọng lại mãi...Ta sẽ ru nhau bằng lời hát...
 Thời gian sẽ không dừng lại. Xin cho giấc mơ hôm nào sẽ luôn được nâng niu & vun vén. Để rồi...Tìm về nơi ngày xưa gặp nhau...nơi thời gian ngừng lại... Biển sóng một chiều hè, tung tăng nô đùa trên cát trắng. Đâu ai hay nỗi mong chờ và ngóng đợi da diết như thế nào. Đâu ai biết lòng vẫn ôm mãi giấc mơ hôm nào...

p/s: mọi người nghe " nơi thời gian ngừng lại" chị Phương hát với cung bậc và màu sắc rất khác. Đêm nay không có mưa, nhưng thời gian đã ngừng lại trong gió chiều qua.
Link nhé: http://www.youtube.com/watch?v=7IKtPD3M4pg

Nhà cũ

Giỗ ông ngoại năm thứ 4, lần cuối cùng ở nhà cũ. Gửi cho mấy đứa! Phải đọc hết và nghe bài nhạc dưới cùng nhe. Để Cth nói cho nghe. Căn nhà cũ, ai mà sống tới già rồi chết mà không biết tới " căn nhà cũ". Có khi người ta dọn nhà nhiều tới nỗi không đếm hết được bao nhiêu lần. Nhưng căn nhà đầu tiên mới là căn nhà cũ. Nơi Thảo lùn, Yến Trọc, cu t..( ko nỡ lôi tên xấu ra), hai hèo, heo mọi... Trải qua những năm tháng tuổi thơ ở đó.
Nhà cũ, ông ngoại/nội có mảnh vườn rất lớn, phải nói là mảnh vườn lớn nhất khu đó. Ông ngoại/ nội trồng đủ loại cây ăn trái. Vú sữa, xoài, me, nhãn, chùm ruột, lekima, mãng cầu, cóc, đu đủ, mận ( 2 cây rất lớn, 1 cây mận đỏ 1 cây mận xanh), khoai lang, khoai mì..các loại gia vị như lá lốp, lá cách, ớt, rau sam, chanh...nói chung là cái gì ở ngoài chợ bán thì vườn nhà mình có hết. Có lúc tới mùa trái nào, bà ngoại/ nội phải đem ra chợ bán bớt vì ăn/cho không hết.

Thời chưa có Bi - Mi, Yến - Quân còn nhớ ko? Cây vú sữa sau nhà, vú sữa trứng, loại giờ trên thị trường gần như bị tiệt chủng. C.Th với Yến trưa trưa hai chị em trốn ngủ, leo cây, hái trái và ăn ở trên cây như lũ khỉ. Yến có nhớ cây mận đỏ, leo lên hái, mê hái tới nỗi gãy cành, may có mái nhà, không thôi lúc đó chắc té gãy cổ rồi. Yến có nhớ cây lekima tới mùa, trái chín vàng ươm, trái nào cũng bự như trái ổi. Hai chị em hay canh me ông ngoại ngủ, lấy cây hái rồi ăn lén lút. Yến có nhớ cây chùm ruột, hay hái vô trộn nước mắm đường, dành nhau ăn...C.Th nhớ hoài, cậu/chú út mỗi lần đi học về, hay đóng đẻo cái này cái nọ cho chị em mình chơi.

Thời có Bi -  Mi, mấy đứa có nhớ...thời Phú Mỹ Hưng bây giờ chỉ là vịt lội bờ ao, còn nhiều cánh ruộng... tới hè người ta thả nước đồng vô, nước sâm sấp tới mắt cá chân thôi. Cậu hai/ bác hai đèo cả lũ, C.th - Yến - Quân - Bi ra đó, thả cả lũ xuống cho vọc nước - bắt cá. Lúc này Mi mới biết đi chập chững, tay đập đập nước rất ghét! Tụi mình cứ hay gọi là Vũng Tàu. Phải rồi! Vũng Tàu của riêng chúng ta đó!
 C.th chỉ up hình mấy đứa lúc nhỏ. Vì mấy đứa nhớ, không phải ai cũng có 1 gia đình, như gia đình mình. Trải qua bao thăng trầm, từ trước giải phóng 1975. Căn nhà cũ đó nó là cả 1 lịch sử của gia đình. Nó trải qua biết bao biến động, đi qua cùng lịch sử, đi qua cùng bao nhiêu tuổi đời của mỗi thành viên trong đó. C.Th nhớ hoài cái xe đạp sườn ngang, cậu/bác 2 chở C.th đi qua Phú Nhuận thăm Bi, lúc này chưa có Mi. Đường xa - ổ gà - nắng, mà cậu 2 siêng đi lắm.  C.Th nhớ hoài C.Th với Yến hai chị em cãi nhau, thằng Quân đứng giữa phải đi giảng hòa. Lúc có Mi rồi, Mi ăn hay ngậm, Cậu 7 với mợ 7 ẵm bồng đúc Mi ăn không. C.Th cũng nhớ hoài hồi đó tối tối hay bị cúp điện, dì/ cô 5 nấu cho 1 nồi đậu phộng, cho mỗi đứa 1 chén ngồi nhai. Nhớ hoài mấy lon trái cây đồ hộp, nước thơm, đập đá vô...bá cháy, mấy buổi tối mùa hè cúp điện. Hồi đó, không phải nhà nào cũng có đồ hộp để ăn. C.Th cũng nhớ hoài lúc cái vườn của ông ngoại/nội đốn cây xây nhà, lúc đó trốn đi 1 góc để khóc. Tất cả tuổi thơ của chúng ta, đều trải qua cùng căn nhà cũ này.
Nếu có gì xảy ra, thì đó chỉ là do cuộc sống - mưu sinh...nó đã biến đổi một trong chúng ta thành ra người khác. Rồi cũng phải đi, rồi cũng phải rời căn nhà đó. Sẽ đôi lần về ngang để tìm lại căn nhà cũ. Không biết cảm xúc mỗi đứa sẽ thế nào. Nếu có, hãy nhớ những lúc đầm ấm nhất!

http://www.youtube.com/watch?v=nsNg6nDj9uU

Có người từ lâu nhớ thương biển...

Kể từ ngày ấy.., trở nên làm bạn cùng gấu Teddy, giống như Mr. Bean, không thể thiếu Teddy - kể cả đi đáng răng. Ta hẹn sẽ cùng gấu trở về biển, hẹn một sớm thức giấc sẽ thấy biển..và sóng vỗ rì rào... Sẽ đưa gấu đi qua những con đường có nhiều cỏ đuôi gà lao xao trong chiều...
 Đợi mãi...rồi BIỂN cũng về, có trễ một chút nhưng vẫn vui. Có nao nao, có xúc động khi cầm trên tay, chiều nay đầy gió!
 Là những câu chuyện về biển. Là những kỉ niệm về biển. Là những ấp iu nỗi nhớ về biển. Là những mong chờ...để đợi...
 Sẽ cố gắng kiềm chế, để chờ về với biển mỗi đêm... Miên man thế nào, mà lại muốn ngất đi thế này... Mãi chẳng chợp mắt được chút nào... Cố vùi mặt vào chăn, ngoài kia gió run rẩy lướt mình trên cánh cửa... Lại đây nào Teddy, ta ôm nhau chờ trời sáng!
Nếu có buồn, hãy về với biển. Rồi sẽ thấy bóng trăng tận ngoài xa, đung đưa trên những cánh mây và gió biển. Sẽ thấy một bóng người vẫn nôn nao còn thức... Sẽ vẫn còn nguyên vẹn một giấc mơ... Nếu nhớ ai, hãy đi về phía biển. Trí nhớ của con người cũng như những hạt cát ngoài khơi xa, chỉ có biển là ngưng đọng mãi...Biển ôm vào lòng rất nhiều câu chuyện kể từ những ngày đầu nhật kí hải trình... Phải thật tri âm mới nghe lời biển hát, đang tâm tình và cả khóc cười... Lại thèm nghe mùi muối biển, lại thèm vùi chân vào cái ẩm ướt trên cát mềm, lại thèm một buổi sáng tinh tươm khi ánh nắng đầu tiên đang lóe rạng trời đông, lại thèm trông những con tàu khơi xa lên đèn khi biển chiều....sóng vỗ...

p/s: Tks bồ câu đã đưa biển về với em^ ^

Chưa bao giờ

Biển - nơi em ở, gió vẫn lộng thổi từ chiều...cho hoàng hôn trôi đi...lặng lẽ. Bóng con tàu khơi xa nhạt nhòa...

Những điều tôi chưa nói với anh....Sóng mãi câm lặng như biển chiều hôm nay. Sóng vỗ đôi bờ, ấp yêu ánh nắng chiều...Quên được không những điều đã bao giờ qua...
 Tình yêu rồi như cơn bão đi qua địa cầu...Chẳng mấy chốc cuốn xoáy mọi thứ tung vào hư không...Xin trả lại đây con tim còn khát khao yêu thương...Xin trả lại đây đôi bàn tay còn muốn vuốt ve nồng nàn...Xin trả lại đây ánh mắt còn nhớ nhung...Ngoài kia đã thôi mùa đông, xin trả lại đây cơn mưa hè bập bùng những chiều chạy xe vội vã...Bỗng khát mưa, tựa như nghìn năm đất vắng nước...




 Ngồi nghe chiều yên gió lặng..giữa muôn vàn hoa...giữa muôn vàn sóng vỗ...từ hôm dòng sông rũ mình...Buồn kia còn trong dáng ngồi...
 Những đêm ôm Gấu Teddy cho tròn giấc, mong nắng ban mai rọi chiếu từ ô cửa trở nên vui, sẽ không là gió thoáng qua. Đêm hôm qua trong giấc mơ, chân nhẹ bước trên bờ biển vắng...Tà áo trắng với biển xanh, ôm gấu ngủ trong yên bình...

Đêm & Tiếng mưa đêm

Nếu đêm không đến, sẽ không có ngày. Nếu đêm không dài, người ta sẽ không mong ngày. Những đêm rồi cũng sẽ trôi qua, sẽ trôi qua nhẹ nhàng dịu dàng dẫu có cay đắng. Những đêm xuân cũng như những đêm đông cũng như những đêm hè cũng như những đêm thu. Những đêm lạnh cũng như những đêm nóng cũng như những đêm mưa. Vì sao " Tiếng mưa đêm" lại mang đến nhiều cảm xúc đến vậy, lạ quá!
 Phải chăng cơn mưa luôn làm người ta phải lắng đọng lại. Trời đêm nay không mưa, nhưng lại có mưa trong cõi vắng. Những ngày qua, cám ơn ai đó đã ở bên. Cùng trải qua cơn mưa trong đời. Mưa gội rửa bước chân hằn trên bờ vắng đêm khuya. Trời đêm nay lạnh, vẫn mong một cơn mưa. Chẳng phải cơn mưa cay xè đôi mắt, mà là một cơn mưa ngọt ngào mỏi mong...
 Rồi ta lại thấy mong nhớ cơn mưa, cơn mưa đêm dai dẳng rả rích. Tiếng mưa đêm là thứ âm thanh gì đó mãi lắng đọng... tưởng như giọng nói dịu dàng tựa như bọt bóng vỡ tan trên đường khuya. Đừng để mưa đêm nhạt nhòa theo khói mây khi cơn mưa đi ngang qua đời. Hương xuân đã tan đi trong đêm. Bên ngoài trời khuya, tiếng xe máy lướt vội trong ánh đèn loang loáng, trăng nửa mùa đầu tiên lửng lơ trên ngọn đèn xa của con tàu thời gian. Tiếng ho khan của gã lang thang làm giật mình con gà đang úp đầu vào cánh ngủ vùi bật gáy. Chỉ là đêm & tiếng mưa đêm! Phố xá đông người bỗng chốc thênh thang trong đêm.

p/s: ai muốn nghe " Tiếng mưa đêm" vào nghe album " Trái Tim Đã Trao Em" của Phạm Sĩ Phú, bài số 3
Link: http://mp3.zing.vn/album/Trai-Tim-Da-Trao-Em-Pham-Si-Phu/ZWZBI9IB.html?st=3

Biển, nỗi nhớ và em

Đã lâu rồi không viết. Sáng sương mơ, lạnh, chim không thèm hót.
Em nghe chị hát, những ca khúc về biển trong một sớm mùa đông lạnh. Vẫn vùi mặt vào chăn mỏng, em nhắm mắt, thả cho cảm xúc mình trôi đi.
Bỗng thèm lắm thả chân trên cát mềm, mông mênh trong gió biển. Hình như có giọt nước mắt khẽ khàng rơi. Nghe mùi mặn của biển trên má.
Chẳng gì đâu, chỉ là biển thôi mà. Sóng xô bờ đá. Biển vẫn gầm gào ngày và đêm. Biển cuốn trôi đi bao nhiêu ngày hôm qua rồi?!
 Đã bao lần ta viết tên nhau trên cát? Hay chỉ có mình em lặn ngụp trong cát biển để tìm mãi mảnh vỏ ốc đã bị sóng đánh vỡ tan. Mênh mông gió đông về, con sóng kia đợi mãi bạc đầu. Nhớ những ngày mưa, biển vắng, sóng lớn cuốn đi mây xưa. Trối trăn những lời tình trong đêm, nắm níu mãi bao ngày tháng kia đâu rồi?!
 Biển thì mặn mà đời con gái thì chát. Biết rằng biển ngày mai sẽ chẳng còn như ngày trước, bờ đá mãi rồi cũng mòn bởi sóng, nhưng em sẽ vẫn về với biển. Về với bước chân trần, về với gió lao xao bên bờ biển vắng... Nghe mặn trong lòng...biển. Mây mùa thu đã đi đâu mất. Chỉ còn lại bầu trời khuya trắng và lạnh.
 Như con ốc, thu lu nằm trong vỏ, bơ bơ nằm trên cát. Về giữa khuya, sóng rì rào, biển vẫn ôm lấy bờ từ nghìn thu xưa...